W. – Thời đó , trong một buổi nói chuyện với Eichmann có tôi tham dự,
Hoess đã cho biết con số những người Do thái còn sống sót và bị đem đi
phục dịch vào khoảng từ 25 đến 30 phần trăm.
B. – Nếu chúng ta đi từ các sự kiện xảy ra tại Hy lạp, xin anh trình bày
cho Tòa biết các sự kiện tiếp theo theo thứ tự thời gian?
W. – Tháng giêng năm 1943, Eichmann gọi tôi tới Bá linh và thông báo
là tôi sẽ phải đến Salonique để mang đến đấy một giải pháp cho vấn đề Do
thái với sự phối hợp của Bộ chỉ huy quân sự Đức tại Macedoine. Người đại
diện thường trực của Eichmann, viên thiếu tá SS Rolf Gunther, đã đến
Salonique trước rồi. Chuyến đi của tôi được dự định vào khoảng tháng hai;
cuối tháng giêng Eichmann cho biết ông ta đã giao phó cho viên đại úy SS
Brunner việc thực hiện kỹ thuật của tất cả mọi chiến dịch tại Hy lạp, và ông
ta sẽ cùng đi với tôi đến Salonique. Brunner không thuộc quyền tôi, Tháng
hai chúng tôi đến Salonique và tiếp xúc với Bộ chỉ huy quân sự tại đó.
B. – Anh tiếp xúc với ai tại Bộ chỉ huy quân sự?
W. – Với bác sĩ Merten, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự, và viên Tư
lệnh các lực lượng mặt trận Salonique-Biển Egee.
B. – Kế hoạch được trù liệu với bác sĩ Merten và các biện pháp nào đã
được áp dụng.
W. – Tại Salonique, trước hết người Do thái bị tập trung lại trong một
vài khu xóm trong thành phố. Tại Salonique có khoảng 50.000 người Do
thái Tây ban nha. Đầu tháng ba, sau khi thực hiện xong lệnh tập trung, một
bức điện văn của Eichmann gửi đến cho Brunner ra lệnh di tản tức khắc tất
cả những người Do thái tại Salonique và Macedoine đến Auschwitz. Với tờ
lệnh trong tay, Brunner và tôi tới Bộ chỉ huy quân sự, nơi đây không thắc
mắc gì, và các công cuộc chuẩn bị và các biện pháp cần thiết đã được đề ra
và thi hành. Brunner đích thân chỉ huy tất công việc tại Salonique. Những