B. – Anh có bình luận gì với Eichmann về các quyền hạn đó không?
W. – Có, vì tôi thấy rõ lệnh này có nghĩa là đưa hàng triệu người đến cái
chết. Cho nên tôi đã nói với Eichmann: “Cầu trời cho các kẻ thù chúng ta
đừng bao giờ có cơ hội làm như vậy đối với dân tộc Đức”. Và Eichmann trả
lời tôi là không nên quá đa cảm; đó là lệnh của Fuhrer, và phải thi hành.
B. – Anh có biết lệnh này vẫn có hiệu lực và nằm dưới quyền kiểm soát
của cơ quan Eichmann không?
W. – Có.
B. – Bao nhiêu lâu?
W. – Lệnh ấy có hiệu lực đến tháng 10 năm 1944. Lúc đó Himmler ban
ra một phản lệnh để ngăn chặn sự tiêu diệt dân Do thái.
B. – Ai là chỉ huy trưởng của cơ quan Reichssicherheitshauptamt
(R.S.H.A.) lúc lệnh này được ban ra lần đầu tiên?
W. – Hình như là Heydrich (Heydrich bị ám sát chết tại Prague vào
tháng 5 năm 1942 và được Kaltenbrunner thay thế)
B. – Chương trình đưa ra do lệnh này có hiệu lực mạnh dưới thời
Kaltenbrunner không?
W. – Có. Chẳng có một sự thay đổi nào.
B. – Anh đã từng có dịp nghiên cứu kỹ các hồ sơ trong văn phòng của
Eichmann không?
W. – Có, rất thường. Tôi biết ông ta sắp đặt thật tỉ mỉ các hồ sơ liên
quan đến công việc của mình. Ông là một viên chức hoàn toàn về mọi mặt,
ông ghi ngay vào hồ sơ tất cả các cuộc nói chuyện với cấp chỉ huy. Ông
thường nói với tôi rằng, đối với ông, vấn đề quan trọng nhất là được các