rời tòa soạn tờ báo để đi về nhà. Kastner chết vài ngày sau. Một trong các tờ
báo tại Israel đã nói Kastner như là “nạn nhân cuối cùng của Eichmann”.
Sau khi Hung gia lợi được giải phóng, Kastner đã có thể cho biết rõ
ngọn nguồn vai trò của riêng cá nhân Eichmann trong việc tiêu diệt đoàn
thể Do thái quan trọng cuối cùng đã bị rơi vào tay bọn Quốc xã: Những
người Do thái Hung gia lợi. Quân Đức đến ngày 19 tháng 3, Eichmann thiết
lập cơ sở của ông ta cũng ngày hôm đó. Ngày 28 tháng 4, cuộc lưu đầy đầu
tiên đã diễn ra: 1.500 người Do thái bị đưa sang Auschwitz để tiêu diệt tại
đó. Đầu tháng sáu, Eichmann nói với Kastner: “Sẽ không một người Do
thái bị đày nào sống sót trở về”.
Cho đến ngày 27 tháng sáu, đã có 475.000 người Do thái bị đày đi. (Cần
so sánh với bản cung khai của Hoess, viên trưởng trại Auschwitz, theo đó
đã có 400.000 người Do thái bị tiêu diệt tại trại của ông trong mùa hè năm
1944). Các vụ lưu đày đã được thực hiện dưới sự điều khiển trực tiếp của
chính Eichmann.
Như Kastner đã nói trước Tòa án Nuremberg: “Các trưởng trại tử thần
chỉ dùng hơi ngạt theo lệnh trực tiếp hoặc gián tiếp của Eichmann. Viên sĩ
quan của IV B (Ban của Eichmann tại R.S.H.A) chỉ huy các cuộc lưu đày từ
mọi xứ, có quyền chỉ định chuyến xe lửa có phải đến một trại tiêu diệt hay
không, và cách đối xử dành cho các tù nhân trong suốt cuộc hành trình. Các
chỉ thị thường do những hạ sĩ quan SS hộ tống đoàn xe lửa đem theo.
Những chữ “A” hoặc “M” được ghi trên tập chỉ thị mang theo đoàn xe chỉ
Ausch-witz hay Madjanek: điều đó là có nghĩa các hành khách sẽ phải bị
thanh toán bằng hơi ngạt”.
Kastner cũng đã kể lại đề nghị không thể tưởng tượng được “Máu đổi
lấy xe tải” mà Eichmann đã đưa ra với một đồng nghiệp của Kastner tại Ủy
ban Do thái Joel Brand. Đây là những gì do chính Brand đã viết về buổi hội
đàm của ông ta trong quyển Luật sư của kẻ đã chết: