Đó là những cách thức tiêu diệt khác nhau.
Tất cả những người Do thái đã bị sát hại không phải đều bị giết chỉ do
lệnh của Adolf Eichmann. Theo các sự kiện cung khai tại tòa án
Nuremberg, hình như đã chứng minh rằng, cơ quan của Eichmann chịu
trách nhiệm trực tiếp chỉ trên một phần trong tổng số người bị sát hại mà
thôi: những triệu người chết trong các trại tập trung. Tại Nuremberg, không
có gì chứng minh rằng Eichmann có lien quan đến cái chết của những kẻ
khác, mặc dù người ta có thể đổ lên đầu ông ta số đông những người Do
thái đã bị chết trong thời gian di tản. Nhưng vì Eichmann không có mặt tại
ghế bị cáo ở Nuremberg, thành ra người ta tìm các bằng chứng để buộc tội
ông ta một cách dễ dàng về vấn đề này. Những trách nhiệm của ông ta chỉ
được người ta phát giác ra trong thời gian chuẩn bị hồ sơ của những nhà
lãnh đạo Đức quốc xã đã bị bắt. Các bằng chứng đầy đủ để buộc tội
Eichmann chỉ được chuẩn bị mười lăm năm sau đó.
Bảng kế hoạch của Đức quốc xã về việc tiêu diệt người Do thái và về
vai trò của Eichmann trong việc thực hiện kế hoạch này cho đến bây giờ đã
được căn cứ trên những lời khai của chính bọn Đức quốc xã. Tuy nhiên,
trong khi nghiên cứu các hồ sơ và phỏng vấn những người sống sót từ các
trại tập trung, từ các vụ tàn sát trong các ghetto, tôi thường nghe được
những câu chuyện đau xót và ghê rợn hơn tất cả mọi câu chuyện đã được
thuật lại cho đến bây giờ. Nhưng tôi không có ý định trình bày những câu
chuyện đó nơi đây. Dù cho tôi có làm việc này thì lịch sử của những năm
thê thảm đó cũng sẽ chẳng được đầy đủ. Những khoảng trống chỉ có thể
được bù đắp bằng một tuyển tập về khổ nhục hình của sáu triệu người Do
thái đã bị thảm sát. Và tôi nghĩ tốt hơn nên nhường lời cho chính bọn Đức
quốc xã.
Nhưng tôi nghĩ rằng nên thêm vào lời chứng của hai người Do thái đã
có dịp gặp Adolf Eichmann và đã có chuyện tính toán với ông ta, và cũng
do họ mà những vị lãnh đạo của Cơ quan đặc trách Do thái cho Palestine đã