CƯỚI LÂU SẼ HỢP - Trang 328

tháng. Bởi vì mang thai dinh dưỡng không đầy đủ nên cánh tay gầy guộc
như que tăm, mặc một bộ váy bám đầy bụi, chỉ riêng có bụng là lồi ra.

Cảnh tượng đó làm Đàm Như Ý sợ hãi thật sâu, giống như một tiếng

nặng nề vang dội trong đêm tối, đập vào trong lòng từng hồi một khiến cô
bất kể làm thế nào cũng không dám quên.

Giáo viên dạy ngữ văn của Đàm Như Ý là một giáo sư hơn năm mươi

tuổi, tuy có chút cổ hủ nhưng lại đọc được rất nhiều sách. Đàm Như Ý có
hứng thú với ngữ văn, hơn phân nửa là do ông ấy ban tặng. Có một lần viết
văn, Đàm Như Ý nhắc tới nỗi mờ mịt và lo sợ của mình, nói tới một bài thơ
của Tưởng Tiệp, nói vốn là thiếu niên nhưng mỗi lần đều cảm thấy cô tịch
như "Đoạn nhạn gọi Tây Phong"(*). Bài văn được phát xuống, thầy giáo
ngữ văn không có bất kỳ phê bình nào, chỉ viết một câu: Tất cả hôn hôn,
cũng là vì sáng tỏ.(**)

(*): Trích trong bài thơ “Ngu mỹ nhan kỳ 1 – Thính Vũ” của Tưởng

Tiệp.

Đoạn nhạn khiếu Tây Phong – Tiếng nhạn vẳng Tây Phong.

Nguồn: Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn, NXB

Văn hoá - Thông tin, 1996

(**): Sẽ không có những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu nếu

chúng ta không nghiên cứu một cách chăm chỉ. Nếu không có công việc
khó khăn, sẽ không có những thành tựu to lớn trong sự nghiệp của chúng
ta.

Vào lúc hoảng loạn của kỳ thi tốt nghiệp trung học, hoặc khi đang học

đại học mà buồn rầu vì kế sinh nhai, hay ông nội ngã bệnh thì Đàm Như Ý
đều dùng những lời này đề khích lệ mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.