Dĩ nhiên, bạn sẽ chọn cách ứng xử thứ ba. Bạn muốn thể hiện với
sếp mới và đồng nghiệp mới rằng bạn là người mà khi phải đối
mặt với những đồng nghiệp (hoặc khách hàng) khó tính, bạn sẽ tìm
cách đối mặt với họ – và tích cực hóa mối quan hệ đó. Đây chính là
cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ bản thân bạn là một người thực sự chuyên
nghiệp.
Không ai thích những người nóng tính, hay gây mâu thuẫn với
đồng nghiệp, và họ cũng không thích những người dễ bị bắt nạt.
Hầu hết các môi trường làm việc đều có ít nhất một người “khó
tính” – đây là hội chứng bắt nạt học đường. Có lẽ bạn đã hoàn toàn ý
thức được ai là kiểu người đó trong công việc mới. Những người khó
tính là một thực tế của cuộc sống và bạn phải thể hiện rằng bạn có
thể “đối phó” với họ. Hơn thế, bạn còn có thể hợp tác thành công
với những cá nhân như vậy, cho dù có gặp một vài khó khăn.
Định nghĩa thế nào là một người “khó hợp tác” rất rõ ràng,
nhưng mỗi người có một quan điểm khác nhau về thế nào là một
đồng nghiệp không có tính hợp tác. Nghiên cứu đã cho thấy có
nhiều dạng tính cách khác nhau có khả năng gây ra khó khăn ở công
sở.
TÍNH QUYẾT ĐOÁN
Bàn tới vấn đề ứng xử với người khó tính, sự đồng cảm là yếu tố
rất quan trọng, nhưng bạn cần thể hiện sự quyết đoán hoặc bạn sẽ
không thể tiến xa.
Trong phần lớn các môi trường làm việc luôn tồn tại những
người thống trị và người dễ phục tùng. Nhìn chung, sự khác biệt giữa
hai kiểu người này là mức độ tự tin của họ. Tuy nhiên, có nhiều cách
để tăng sự tự tin và khả năng khẳng định bản thân.