chiều, “lật ngửa ván bài” và, với một chút may mắn, tìm ra được
giải pháp làm hài lòng cả đôi bên.
Tôi gợi ý bạn nên dành vài phút đọc kỹ
. Mặc dù không
phải tất cả mọi lời khuyên đều áp dụng được cho tình huống này,
rất nhiều nguyên tắc về cơ bản vẫn giống nhau.
TRÁNH ĐE DỌA
Ý nghĩ sử dụng sự đe dọa nhằm làm tăng sức mạnh cho yêu cầu
tăng lương có lẽ không bao giờ xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng có
nhiều nhân viên, do gặp phải những lời cố vấn dở, tin rằng đây là
một thủ thuật thương lượng hiệu quả khi đe dọa sếp rằng họ “buộc”
phải tìm kiếm một công việc khác nếu không được tăng lương. Họ
có thể nói thẳng hoặc khéo léo ám chỉ khi đưa ra những lời đe dọa
kiểu này. Nhưng dù thế nào, tôi vẫn khuyên bạn không bao giờ nên
đe dọa sếp.
Không ai thích bị đe dọa và một vị sếp có thể coi hành động này
giống như tống tiền – một việc làm chắc chắn sẽ không nhận
được sự hưởng ứng. Đúng là họ có thể “đầu hàng” bạn trước mắt,
nhưng về lâu dài, quan hệ giữa bạn với sếp sẽ bị tổn hại mãi mãi.
Bạn nên tập trung vào những đóng góp của bạn gần đây với sếp,
thay vì những gì bạn sẽ làm nếu sếp không thể đáp ứng điều bạn
mong muốn.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT VÍ DỤ VỀ ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TĂNG LƯƠNG.
Hình 27.1.