15. KHÔNG CHUẨN BỊ CHO CÁC CUỘC ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC
Không phải tất cả các công ty đều có một hệ thống đánh giá hiệu
quả làm việc chính quy, nhưng dù bằng cách này hay cách khác, việc
đánh giá thường được thực hiện theo định kỳ. Có nhiều hình thức
đánh giá hiệu quả làm việc khác nhau, từ một cuộc trò chuyện nhanh
với sếp trong tiệc trà cho tới những cuộc đánh giá nghiêm ngặt hơn
và có kết quả được lưu lại cẩn thận, thường diễn ra ở các công ty lớn.
Chỉ cần nghĩ tới việc sắp có một cuộc đánh giá hiệu quả làm việc
diễn ra, cũng đủ làm lạnh toát sống lưng những người thậm chí dạn
dày kinh nghiệm nhất trong công việc. Một cuộc đánh giá rất
giống với một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, nên hoàn toàn tự nhiên
khi bạn thấy lo lắng. Đây có thể được xem như cơ hội để quản lý của
bạn lên tiếng phàn nàn và bộc lộ sự không hài lòng hay phê bình
bạn. Tuy nhiên, mục đích thật sự của việc đánh giá hiệu quả làm việc
chính là để thúc đẩy và phát triển nhân viên, và nếu được tiếp cận
một cách đúng đắn bởi bạn và quản lý của bạn, thì không lý gì mà
một cuộc đánh giá như vậy lại không mang tính tích cực và đáng làm.
Một vị quản lý giỏi sẽ không thực hiện những cuộc đánh giá mang
tính hình thức và đối đầu.
Như thường lệ, chuẩn bị luôn là chìa khóa giúp bạn thành công.
Để nắm rõ hơn vấn đề về đánh giá hiệu quả làm việc, xem
16. KHÔNG CẢM THẤY HẠNH PHÚC!
Vâng, tôi biết tôi đã nói rằng phụ lục này chỉ đề cập tới 15 lỗi phổ
biến nhất, nhưng ai mà chả muốn thêm quà, phải không?!