CUỐN SÁCH SỐ 1 VỀ LÀM VIỆC - Trang 79

thuận tiện với họ, vì cuộc trò chuyện diễn ra đúng thời điểm là bạn đã
đi được nửa quãng đường.

Một khi bạn đã có cơ hội được nói chuyện với sếp, đừng lãng phí

nó. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cẩn thận những gì sẽ trình
bày, những gì mà bạn nghĩ có thể sẽ bị sếp “vặn” và quan trọng là
một kế hoạch rõ ràng trong đầu để xử lý và lèo lái cuộc nói chuyện.

Lý do bạn nên trao đổi quan điểm của mình với sếp là vì sếp sẽ

là người đưa ra các quyết định. Do đó, bạn cần tham khảo các
hướng dẫn đã đề cập trên đây về cách hỗ trợ sếp đưa ra các quyết
định. Nếu bạn muốn các sếp đưa ra được quyết định hợp lý thì
bạn cần phải giúp họ làm vậy.

Bạn cũng nên tận dụng khoảng thời gian cá nhân một-một này để

bắt đầu xây dựng mối quan hệ thân thiện với sếp, cũng như để
hiểu rõ những mong muốn của sếp đối với bạn. Hãy quan sát kỹ
cách họ phản ứng với tình huống bạn đặt ra. Dù đó có thể chỉ là một
cuộc nói chuyện ngắn ngủi, nhưng các sếp có thể sẽ bộc lộ rất
nhiều về quan điểm, niềm tin và phong cách lãnh đạo của họ.

BA NGUYÊN TẮC VÀNG

Trước khi kết thúc chương này, tôi muốn liệt kê ba nguyên tắc
vàng giúp bạn duy trì mối quan hệ với sếp. Bạn có thể sẽ gặp rắc
rối nếu bỏ qua những nguyên tắc này.

1. Không bao giờ phàn nàn hay phê bình về sếp sau lưng họ.

2. Kiềm chế việc “cãi lời” hay coi thường sếp; hãy tôn trọng

quyền hạn của sếp đối với bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.