của bạn là chuyên gia trong mọi vấn đề. Chính bạn mới là chuyên
gia trong công việc bạn làm. Sếp của bạn chỉ có nhiệm vụ quản lý
bạn trong quá trình làm việc.
Peter cũng chính là cha đẻ của cụm từ “dưới quản trên”, để chỉ
khái niệm cấp dưới khéo léo tìm cách “quản” cấp trên nhằm giảm
thiểu những rắc rối mà cấp trên có thể gây ra, nếu thiếu vắng
việc “quản” của cấp dưới.
Hầu hết các sếp không tham gia vào việc quản lý vi mô. Vì họ
thiếu các thông tin cụ thể về các vấn đề, nên những quyết định
của họ có thể đi nhầm hướng. Trách nhiệm của bạn là luôn thông tin
đầy đủ cho sếp mà không khiến họ bị ngập trong những chi tiết
không cần thiết.
Đừng làm sếp rối trí với mớ thông tin lặt vặt mà họ không cần
biết. Hãy đơn giản hóa vấn đề một cách phù hợp nhất có thể.
SẾP GIỎI KHÔNG THÍCH NHÂN VIÊN BA PHẢI
Hãy nhớ rằng không phải lúc nào các sếp cũng muốn nghe điều
mà bạn nghĩ họ muốn nghe!
Nếu bạn thật sự tán đồng với ý kiến/quyết định/chính sách
của sếp, thì bằng mọi cách, hãy thuyết phục họ làm vậy. Nếu bạn
không cùng quan điểm với họ, đừng ngại lên tiếng, thậm chí ngay cả
khi bạn chỉ mới gia nhập công ty. Các sếp bị vây quanh bởi những
nhân viên ba phải thường không thể tiến xa. Thật không tốt chút
nào khi không có ai “vặn” lại bạn, hay hướng bạn chú ý tới những
vấn đề mà bạn có thể đã bỏ qua. Không có ai hoàn hảo cả, vì vậy
sếp của bạn cũng rất dễ mắc lỗi và nhận ra khả năng mắc lỗi của
bản thân cũng như đánh giá cao những phản hồi mang tính xây
dựng.