9. Đề nghị với sếp, một cách thẳng thắn và rõ ràng, bạn mong
muốn nhận được quyết định thế nào từ họ.
10. Nếu vẫn không có quyết định nào được đưa ra, hãy theo sát và
hỗ trợ sếp nếu cần thiết.
Sếp của bạn chắc chắn là người vô cùng bận rộn và có quá
nhiều việc cần làm. (Không phải tất cả chúng ta đều thế!) Thời
gian của họ rất quý giá và bạn chắc chắn không muốn làm lãng
phí thời gian của sếp.
MẸO HAY
Lập một danh sách gồm những gì bạn nghĩ
là quan trọng để phát triển hiệu quả mối
quan hệ làm việc với sếp. Hãy tự hỏi bản
thân xem, nếu bạn trình danh sách này cho sếp mới, liệu
họ có cùng quan điểm với bạn không? Hãy mô tả văn hóa
làm việc với sếp trước đây và ấn tượng ban đầu của bạn
về văn hóa làm việc với sếp mới và so sánh xem họ khác và
giống nhau ở điểm nào?
MỌI RẮC RỐI ĐỀU CÓ GIẢI PHÁP
Các sếp không bao giờ muốn rắc rối; họ luôn muốn giải pháp!
Phần lớn thời gian của một vị sếp được dùng (và thường bị lãng
phí) vào việc giải quyết các vấn đề. Rất nhiều người nghĩ rằng
nếu có vấn đề nào đó phát sinh, giải quyết vấn đề chính là việc
các sếp phải làm. Đúng là giải quyết vấn đề có thể là trách nhiệm
chính của họ, nhưng đó cũng là trách nhiệm chung của tất cả nhân