CUỐN SÁCH SỐ 1 VỀ LÀM VIỆC - Trang 76

viên. Nếu bạn có thể nhận diện vấn đề thì chắc hẳn bạn cũng có
thể tìm ra giải pháp cho nó, thậm chí ngay cả khi bạn mới bắt đầu
công việc.

Đừng chỉ trình bày khó khăn với sếp và mong họ giải quyết nó,

mà hãy giúp họ giải quyết khó khăn đó. Đừng chỉ tìm đến sếp khi
có vấn đề; mà hãy tìm đến họ cả khi bạn có giải pháp.

Thậm chí, trước khi báo cáo một rắc rối nào đó với sếp, bạn

hãy tự hỏi xem liệu vấn đề có nghiêm trọng tới mức cần sếp để
tâm tới. Không phải mọi vấn đề đều cần được báo cáo lại cho các
sếp. Như Ross Perot

(1)

đã nói: “Nếu bạn nhìn thấy một con rắn,

hãy giết nó!” Rắc rối có thể được báo cáo lại sau khi đã giải quyết
xong, còn việc báo cáo trước đó sẽ chỉ khiến sếp thêm căng thẳng
và họ sẽ không cảm ơn bạn vì điều này. Hãy giải quyết vấn đề
trước và sau đó bạn sẽ được khen ngợi!

NẮM ĐƯỢC CÁC GIỚI HẠN CỦA SẾP

Trong The Peter Principle

(2)

(Nguyên tắc Peter), Laurence J.

Peter cho rằng: “Theo trật tự, một nhân viên thường có xu hướng
được thăng chức tới vị trí họ không đủ năng lực đảm nhiệm… và sau
một thời gian, mọi vị trí có xu hướng được đảm nhiệm bởi những
người không đủ năng lực để thực hiện công việc của họ…” Đó chính là
sếp của bạn!

(Cũng theo Peter: “Công việc thường được hoàn thành bởi những

nhân viên chưa đạt đến vị trí mà họ không đủ năng lực đảm nhiệm.”
Hi vọng đó chính là bạn!)

Xét một cách nghiêm túc, việc thiết lập quan hệ với sếp với tư

tưởng như trên không phải là việc làm mang tính xây dựng. Điều mà
Laurence J. Peter muốn làm rõ ở đây là bạn không nên hy vọng sếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.