lắng rằng ông ta sẽ bị đánh bật ra khỏi vị trí quyền lực giữa những cuộc đấu
tranh giành quyền lực tàn nhẫn của ĐCSTQ. Ông ta rất nhạy cảm về địa vị
của mình là trung tâm của quyền lực. Để tiêu diệt những người bất đồng
với mình, ông ta lén lút bày mưu để trừ khử những kẻ thù chính trị của ông
ta là hai anh em Dương Thượng Côn và Dương Bạch Băng. Tại Đại hội lần
thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) ĐCSTQ năm 1997 và
Đại hội lần thứ 16 của BCHTW năm 2002, Giang đã buộc những đối thủ
của ông ta phải rời bỏ chức vụ. Nhưng mặt khác ông ta đã phớt lờ những
quy định liên quan và kiên quyết bám lấy vị trí của mình.
Năm 1989, Tổng bí thư mới của ĐCSTQ Giang Trạch Dân tổ chức một
cuộc họp báo gặp mặt các phóng viên cả trong và ngoài nước. Một nhà báo
người Pháp hỏi về câu chuyện của một nữ sinh viên, người mà do có liên
quan đến phong trào sinh viên ngày mùng 4 tháng 6 trên Quảng trường
Thiên An Môn đã bị chuyển đến một nông trại ở tỉnh Tứ Xuyên để vác
gạch từ chỗ này sang chỗ khác và bị những nông dân địa phương hãm hiếp
lặp đi lặp lại nhiều lần. Giang trả lời, “Tôi không biết điều đó có phải là sự
thực hay không, nhưng cô ta là một kẻ gây rối bạo loạn. Nên nếu điều đó là
sự thực thì cô ta cũng đáng bị như vậy”. Trong Đại Cách mạng Văn hóa,
Trương Chí Tân [10] cũng bị hãm hiếp tập thể và cổ họng của cô bị cắt cho
hở ra (để ngăn không cho cô tiết lộ sự thực) khi cô bị giam trong tù. Giang
Trạch Dân có thể cũng nghĩ rằng cô cũng đáng bị đối xử như vậy. Chúng ta
có thể dễ dàng thấy rằng Giang Trạch Dân có tính tàn nhẫn và tâm lý biến
thái như một kẻ côn đồ.
Tóm lại, lòng ham muốn quyền độc tài, sự tàn bạo, và nỗi sợ “Chân Thiện
Nhẫn” của Giang Trạch Dân là những lý do để ông ta phát động chiến dịch
đàn áp Pháp Luân Công một cách mất hết cả lý trí. Điều này rất tương đồng
với cách hoạt động của ĐCSTQ.
******************
III. Giang Trạch Dân và ĐCSTQ lợi dụng lẫn nhau
Giang Trạch Dân nổi tiếng với thói khoe trương và các thủ đoạn chính trị.
Ông ta nổi tiếng là bất tài và ngu dốt. Mặc dù ông ta toàn tâm với ý định