có chuẩn mực đạo đức hay phân biệt rạch ròi giữa tốt và xấu để mà đối
chiếu nữa. Tất cả những gì nhân dân phải ghi nhớ là Đảng luôn luôn “vĩ
đại, vinh quang và đúng đắn”.
Tuy nhiên, thuyết hữu thần đem lại cho con người một chuẩn mực không
bao giờ thay đổi về tốt và xấu. Các học viên Pháp Luân Công đánh giá
đúng sai dựa trên “Chân Thiện Nhẫn”. Điều này rõ ràng đã gây trở ngại cho
những nỗ lực trước sau như một của ĐCSTQ hòng “thống nhất tư tưởng
của nhân dân”.
Tiếp tục với những phân tích này, vẫn còn nhiều lý do khác nữa. Tuy nhiên,
bất kỳ lý do nào trong số năm lý do trên cũng đã đủ chí tử cho ĐCSTQ.
Trên thực tế, Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công chính là vì những lý
do đó. Giang Trạch Dân đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những dối trá
về quá khứ của mình, nên tất nhiên là ông ta sợ “chân”. Thông qua việc đàn
áp nhân dân, ông ta nhanh chóng trở nên thành đạt và có quyền hành trong
tay, nên tất nhiên ông ta ghét “thiện”. Ông ta duy trì quyền lực của mình
thông qua những cuộc đấu tranh chính trị trong Đảng, nên tất nhiên ông ta
ghét “nhẫn”.
Từ một vụ việc nhỏ, chúng ta có thể thấy Giang Trạch Dân cực kỳ nhỏ mọn
và ghen ghét đố kỵ như thế nào. Viện bảo tàng tàn tích văn hóa Hà Mỗ Độ
[7] ở huyện Dư Diêu (hiện giờ đã được chuyển thành thành phố), tỉnh Triết
Giang là một địa danh văn hóa và lịch sử quan trọng được nhà nước bảo
tồn. Đầu tiên, Kiều Thạch [8] ký chữ ký lưu niệm cho viện bảo tàng. Tháng
9/1992, Giang Trạch Dân nhìn thấy chữ ký của Kiều Thạch khi ông ta đến
thăm viện bảo tàng và ông ta tối xầm mặt lại. Những người đi theo rất lo
lắng, vì họ biết rằng Giang không thể chịu được Kiều Thạch và rằng Giang
thích khoe khoang đến mức ông ta đi đến đâu cũng viết lưu niệm, thậm chí
ngay cả khi ông ta đến thăm phòng cảnh sát giao thông thuộc Sở Công an
thành phố Tế Nam và Hội Kỹ sư đã về hưu của thành phố Trịnh Châu.
Nhân viên bảo tàng không dám coi thường Giang Trạch Dân nhỏ mọn. Vì
vậy, vào tháng 5/1993, với cái cớ là nâng cấp, viện bảo tàng đã thay chữ ký
của Kiều Thạch bằng chữ ký của Giang trước khi tái khánh thành.
Nghe nói Mao Trạch Đông có “bốn tập sách gồm các bài viết sâu sắc và uy