CỬU BÌNH - CHÍN BÀI BÌNH LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 21.770.599 - Trang 138

tôn trọng đạo đức.
Văn hóa đích thực của đất nước Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 5000 năm
trước đây cùng với Hoàng Đế huyền thoại, người được coi là tổ tiên đầu
tiên của nền văn minh Trung Quốc. Trên thực tế, Hoàng Đế cũng được coi
là người sáng lập nên Đạo giáo, cũng được gọi là trường phái tư tưởng
Hoàng Lão (Hoàng Lão chi học). Sự ảnh hưởng sâu sắc của Đạo giáo đối
với Nho giáo có thể được thấy trong các câu nói của Nho giáo như: “Lập
chí ở đạo, căn cứ ở đức, noi theo ở nhân, học rộng ở lục nghệ” và “Nếu một
người nghe Đạo buổi sáng, người đó có thể chết mà không ân hận vào buổi
chiều.” [9] Cuốn Chu Dịch, một ghi chép về trời và đất, âm và dương, các
thay đổi của vũ trụ, sự thịnh suy của xã hội, và các quy luật của đời người,
đã được những người theo Nho giáo coi là “Số một trong số tất cả các tác
phẩm kinh điển của Trung Quốc”. Khả năng tiên tri của cuốn sách đã vượt
xa những gì mà khoa học hiện đại có thể nhận thức được. Bên cạnh Đạo
giáo và Nho giáo, Phật giáo, đặc biệt là trường phái Thiền Tông, đã có ảnh
hưởng tinh tế nhưng sâu sắc đối với những người trí thức Trung Quốc.
Nho giáo là một phần của văn hóa Trung Quốc truyền thống chú trọng vào
việc “nhập thế gian.” Nó nhấn mạnh vào đạo đức luân lý gia đình, trong đó
hiếu kính cha mẹ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, dạy rằng “tất cả mọi
lòng tốt đều bắt đầu từ lòng hiếu thảo” (Bách thiện hiếu vi tiên).
Khổng Tử đề cao “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,” nhưng cũng nói, “Chẳng phải
lòng hiếu thảo và tình cảm anh em là gốc rễ của lòng nhân từ hay sao?”
Luân thường đạo lý dựa trên nền tảng gia đình có thể được mở rộng một
cách tự nhiên để hướng dẫn đạo đức xã hội. Lòng hiếu thảo có thể được mở
rộng ra thành sự trung thành của quần thần đối với vua. Người ta nói rằng,
“Hiếm có người nào có lòng hiếu thảo và tình cảm anh em lại có khuynh
hướng phạm thượng với bề trên”. [10] Tình cảm anh em là mối quan hệ
giữa anh và em, và có thể được mở rộng ra thành sự nghĩa hiệp và công
bằng giữa bè bạn. Nho giáo dạy rằng trong gia đình phải là phụ từ tử hiếu,
huynh hữu, đệ cung hay người cha phải từ ái, người con phải hiếu thảo,
người anh phải thân thiện, và người em phải cung kính lễ phép. Ở đây, lòng
từ tâm của người cha có thể được mở rộng thành sự nhân nghĩa của quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.