chi hữu đạo), đã tùy tiện tàn phá và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Hiện
tại, hơn 75 phần trăm của 50,000 kilômét (khoảng 30,000 dặm) sông của
Trung Quốc là không phù hợp cho cá sống. Hơn một phần ba nước ngầm
đã bị ô nhiễm thậm chí là từ một thập kỷ trước, và bây giờ tình hình vẫn
tiếp tục xấu đi. Một “cảnh tượng” kỳ lạ đã xảy ra ở dòng sông Hoài: Một
đứa trẻ nhỏ đang chơi trên dòng sông đầy dầu tạo ra một tia lửa mà, khi
chạm bề mặt của dòng sông, đã cháy thành một ngọn lửa cao 5 mét. Khi
ngọn lửa bốc lên không khí, hơn mười cây liễu trong khu vực xung quanh
đã bị đốt cháy trụi. [96] Ta có thể dễ dàng thấy rằng ai uống nước đó không
thể không phát bệnh ung thư hay các bệnh tật lạ khác. Các vấn đề về môi
trường khác, như quá trình sa mạc hóa và muối hóa ở vùng Tây Bắc Trung
Quốc và ô nhiễm công nghiệp ở những vùng phát triển, tất cả đều có liên
quan đến việc xã hội đã đánh mất đi sự tôn trọng đối với thiên nhiên.
Văn hóa truyền thống tôn trọng sinh mạng. ĐCSTQ nói rằng “nổi loạn là
chính đáng” và “cuộc đấu tranh chống con người là đầy thích thú”. Dưới
danh nghĩa cách mạng, Đảng có thể giết người và làm chết đói hàng chục
triệu người. Điều này đã làm cho nhân dân không còn coi trọng sinh mạng
và khuyến khích sự lan tràn của hàng giả và độc hại trên thị trường. Ví dụ,
ở thành phố Phụ Dương của tỉnh An Huy, nhiều trẻ em khỏe mạnh đã trở
thành có chân tay ngắn, thân thể gầy yếu, và đầu to trong thời kỳ bú mẹ.
Tám đứa trẻ đã chết vì căn bệnh kỳ lạ này. Sau khi điều tra, người ta đã
phát hiện ra rằng căn bệnh này có nguyên nhân là một loại sữa bột chứa
chất độc của một nhà sản xuất tham lam và có tâm địa xấu xa. Một số
người cho cua, rắn và rùa ăn kích thích tố và thuốc kháng sinh, trộn cồn
công nghiệp vào rượu vang, làm bóng gạo bằng mỡ công nghiệp, và làm
trắng bột mì bằng các chất làm trắng công nghiệp. Trong 8 năm, một nhà
sản xuất ở tỉnh Hà Nam đã sản xuất hàng nghìn tấn dầu ăn mỗi tháng sử
dụng nguyên liệu chứa chất gây ung thư như dầu phế thải, dầu ép từ các đồ
ăn thừa, hoặc đất sét bỏ đi chứa dầu còn dư sau khi nó đã được sử dụng.
Sản xuất đồ ăn độc hại không phải là một hiện tượng hiếm gặp hay cục bộ,
mà là phổ biến trên toàn Trung Quốc. Điều này hoàn toàn là do những truy
cầu lợi ích ích kỷ xuất phát từ việc phá hoại văn hóa và hậu quả là sự suy