người đã sống khoảng 5000 năm trước. Ông đã dạy dân làm nông nghiệp.
Người ta cũng tin rằng Ông đã chấp nhận rủi ro cho cả mạng sống của
mình để tìm ra hàng trăm cây thuốc (và độc) và nhiều loại cây thuộc loại
đó, đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của y học Trung
Quốc truyền thống.
[4] Thương Hiệt là một nhân vật truyền thuyết và huyền thoại thời Trung
Quốc cổ đại, là người đã sáng tạo ra chữ viết của Trung Quốc. Phương
pháp Thương Hiệt để gõ tiếng Trung Quốc vào máy tính được mang tên
ông.
[5] Từ Đạo Đức Kinh, một trong những kinh thư quan trọng nhất của Đạo
gia, do Lão Tử viết.
[6] Các lời bình ngỏ trong sách Đại Học của Khổng Tử.
[7] Từ Sử Ký của Tư Mã Thiên (145-85 sau CN), là nhà sử học lớn đầu tiên
của Trung Quốc. Sách ghi chép lại lịch sử của Trung Quốc và các nước
láng giềng từ thời cổ đại tới thời ông sống. Cách chép sử của Tư Mã Thiên
là độc nhất vô nhị và được dùng làm hình mẫu cho chuẩn mực chép sử
chính thức của các triều đại hoàng đế trong 2000 năm tiếp theo.
[8] Từ Luận Ngữ của Khổng Tử.
[9] Từ Luận Ngữ của Khổng Tử.
[10] Từ Luận Ngữ của Khổng Tử.
[11] Khổng Tử nói trong sách Đại Học của ông rằng, “Tu thân - Tề gia -
Trị quốc - Bình thiên hạ”.
[12] Đổng Chung Chu (ca. 179-104 trước CN), một nhà tư tưởng Nho giáo
trong triều đại nhà Hán, đã nói trong một chuyên luận Ba cách để hài hoà
người với trời (Thiên Nhân Tam Sách) “nếu trời còn tồn tại, thì Đạo còn
không đổi”.
[13] Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân, là một trong những tiểu thuyết kinh
điển nổi tiếng của Trung Quốc. Dựa trên một câu chuyện có thật về một
nhà sư Trung Quốc nổi tiếng triều đại nhà Đường, Huyền Trang (602-664),
người đã đi bộ đến vùng đất thuộc Ấn Độ ngày nay, là nơi sinh của Phật
Giáo, để thỉnh kinh. Trong tiểu thuyết, Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng đã
được Phật an bài trở thành đồ đệ của Huyền Trang và hộ tống ông tới Tây