người thách đấu với bệnh tật. Trong việc xử lý một vấn đề sinh tử nghiêm
trọng như vậy, mà tất cả những gì ĐCSTQ có thể nghĩ đến là làm thế nào
để sử dụng vấn đề đó để tự ca ngợi mình. Chỉ có một kẻ chủ mưu độc ác
như ĐCSTQ mới có thể hành động nhẫn tâm như vậy, trâng tráo nham
hiểm cướp công và hoàn toàn khinh rẻ mạng sống của con người.
2. Những hành động thiển cận gây nên những bất lợi về mặt kinh tế
Khi phải đối mặt với “khủng hoảng về tính hợp pháp” nghiêm trọng,
ĐCSTQ đã thực hiện các chính sách cải cách và mở cửa vào những năm
1980 nhằm để duy trì sự thống trị của nó. Sự háo hức thành công nhanh
chóng của Đảng đã đặt Trung Quốc vào một thế bất lợi mà những nhà kinh
tế học gọi là “tai họa cho kẻ đến muộn”.
Những khái niệm “tai họa cho kẻ đến muộn” hay “lợi thế cho kẻ đến
muộn”, như một số học giả khác đặt tên, là để nói đến một thực tế rằng các
nước kém phát triển, có nghĩa là bắt đầu muộn quá trình phát triển, có thể
bắt chước các nước tiên tiến trong nhiều mặt. Có hai hình thức bắt chước:
bắt chước hệ thống xã hội và bắt chước các mô hình công nghệ và công
nghiệp. Thường thì bắt chước hệ thống xã hội là khó, bởi vì việc cải tổ hệ
thống có thể gây nguy hiểm đến các lợi ích của một số nhóm chính trị hay
xã hội nào đó. Vì vậy các nước kém phát triển có khuynh hướng bắt chước
công nghệ của các nước tiên tiến. Mặc dù việc bắt chước công nghệ có thể
tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, nhưng nó có thể gây nên nhiều rủi
ro tiềm ẩn hoặc thậm chí thất bại trong việc phát triển dài hạn.
Chính xác là “tai họa cho kẻ đến muộn”, hay con đường dẫn đến thất bại, là
lộ trình mà ĐCSTQ đã và đang đi theo. Trong hai thập kỷ qua, “sự bắt
chước công nghệ” của Trung Quốc đã đem lại một số thành quả mà
ĐCSTQ đã lợi dụng để chứng tỏ “tính hợp pháp” của nó và tiếp tục ngăn
cản việc cải cách chính trị mà có thể sẽ làm tổn hại tới các lợi ích riêng của
ĐCSTQ. Vì vậy, các lợi ích dài hạn của đất nước đã bị hy sinh.
3. Những cái giá đau đớn phải trả cho sự phát triển kinh tế của Đảng
Cộng sản Trung quốc