CỬU BÌNH - CHÍN BÀI BÌNH LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 21.770.599 - Trang 265

Trong khi ĐCSTQ không ngừng khoe khoang về những tiến bộ kinh tế của
mình, thì trên thực tế, nền kinh tế của Trung Quốc ngày nay xếp hạng trên
thế giới còn thấp hơn thời trị vì của vua Càn Long (1711-1799) trong triều
đại nhà Thanh. Trong thời vua Càn Long, GDP của Trung Quốc chiếm 51%
tổng số GDP của toàn thế giới. Khi Tôn Trung Sơn thành lập nước Cộng
hòa Trung Quốc (thời Quốc Dân Đảng) vào năm 1911, GDP của Trung
Quốc chiếm 27% tổng số GDP của toàn thế giới. Vào khoảng năm 1923, tỷ
lệ phần trăm đã bị rớt xuống, nhưng vẫn còn được 12%. Đến năm 1949, khi
ĐCSTQ lên nắm quyền, tỷ lệ đó chỉ còn 5.7%, và đến năm 2003, GDP của
Trung Quốc chỉ còn dưới 4% tổng số GDP của toàn thế giới. Tương phản
với sự suy giảm kinh tế trong thời Quốc Dân Đảng do nhiều thập kỷ chiến
tranh gây nên, thì sự suy giảm kinh tế liên tục trong thời kỳ ĐCSTQ cầm
quyền lại diễn ra trong thời bình.
Ngày nay, để hợp pháp hóa quyền lực của mình, ĐCSTQ háo hức muốn có
những thành công nhanh chóng và những lợi ích tức thì. Sự cải cách kinh tế
khập khiễng mà ĐCSTQ thực hiện để bảo vệ các lợi ích riêng của chính nó
đã gây ra những tổn thất lớn cho đất nước Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng trong 20 năm qua phần lớn là dựa trên việc lạm dụng quá
mức hoặc thậm chí lãng phí các nguồn lực, và đã đạt được với cái giá phải
trả là sự phá hủy môi trường. Một phần đáng kể của GDP của Trung Quốc
là đạt được bằng cách hy sinh những cơ hội của các thế hệ tương lai. Vào
năm 2003, Trung Quốc chỉ chiếm dưới 4% của nền kinh tế toàn thế giới,
trong khi đó lượng tiêu thụ thép, xi-măng và những vật liệu khác của Trung
Quốc chiếm 1/3 tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. [3]
Từ những năm 1980 cho đến cuối thập kỷ 1990, sự sa mạc hóa ở Trung
Quốc đã tăng từ hơn 1000 một chút lên đến 2460 kilô mét vuông. Đất trồng
trọt bình quân đầu người cũng giảm từ khoảng 2 mẫu vào 1980 xuống chỉ
còn 1,43 mẫu vào năm 2003. [4] Sự bùng phát tràn lan việc thu hồi/giải tỏa
đất đai để phát triển [công nghiệp] đã làm cho Trung Quốc mất khoảng 100
triệu mẫu đất trồng trọt chỉ trong vòng có một vài năm. Tuy nhiên, trên
thực tế tỷ lệ đất bị thu hồi được đem sử dụng chỉ là 43%. Hiện thời, tổng số
lượng nước phế thải là 43,95 tỷ tấn, vượt quá khả năng của môi trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.