CỬU BÌNH - CHÍN BÀI BÌNH LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 21.770.599 - Trang 267

việc cải cách khập khiễng này đã gây ra sự mất cân bằng càng ngày càng
lớn trong xã hội Trung Quốc và làm các mâu thuẫn trong xã hội càng ngày
càng thêm sâu sắc. Những thành quả về mặt tài chính mà nhân dân đạt
được không được các hệ thống xã hội ổn định bảo vệ. Hơn nữa, trong quá
trình tư hữu hóa các tài sản nhà nước, những kẻ nắm quyền hành trong
ĐCSTQ đã lợi dụng chức vụ để nhét đầy túi tham của mình.
4. Đảng Cộng sản Trung quốc lừa nông dân hết lần này đến lần khác
ĐCSTQ dựa vào nông dân để đoạt quyền lực. Những người dân nông thôn
ở các vùng do ĐCSTQ kiểm soát đã cống hiến tất cả những gì họ có cho
ĐCSTQ từ khi Đảng mới còn phôi thai. Nhưng sau khi ĐCSTQ chiếm
được quyền kiểm soát đất nước, những người nông dân đã phải chịu sự
phân biệt đối xử nghiêm trọng.
Sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, nó đã dựng lên một hệ thống vô
cùng bất công: đó là hệ thống đăng ký hộ khẩu. Hệ thống này phân loại
nhân dân thành dân thành thị và dân nông thôn, tạo ra một sự chia rẽ vô lý
và đối kháng trong nội bộ đất nước. Nông dân không có bảo hiểm y tế,
không có trợ cấp thất nghiệp, không có lương hưu và không được vay tiền
của ngân hàng. Nông dân là giai cấp nghèo khổ nhất ở Trung Quốc, nhưng
cũng lại là giai cấp bị đánh thuế nặng nhất. Nông dân phải đóng tiền cho
quỹ tiết kiệm bắt buộc, quỹ phúc lợi xã hội, quỹ quản lý hành chính, lệ phí
giáo dục bổ xung, lệ phí kiểm soát sinh đẻ, lệ phí tổ chức và huấn luyện lực
lượng dân quân, lệ phí xây dựng đường quốc lộ và phí để trả lương cho
những người phục vụ trong quân đội. Bên cạnh tất cả các lệ phí này, họ còn
phải bán một phần thóc gạo mà họ sản xuất được với một giá cố định cho
nhà nước như một yêu cầu bắt buộc, và phải trả thuế nông nghiệp, thuế đất,
thuế đặc sản địa phương, thuế giết mổ và còn nhiều loại thuế má khác nữa.
Ngược lại, dân thành thị không phải trả các khoản thuế và lệ phí này.
Vào đầu năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã công bố “Tài liệu số 1” nói
rằng nông thôn Trung Quốc đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất kể
từ khi bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978. Thu nhập của hầu hết nông dân
đã không tăng mà thậm chí còn giảm. Họ đã trở nên nghèo hơn, và khoảng
cách thu nhập giữa dân nông thôn và dân thành thị tiếp tục nới rộng hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.