là Chu Ân Lai sang thương thảo. Sau khi bàn luận mọi việc, dưới sự điều
đình của các giới trong toàn quốc, biến cố đã được giải quyết một cách hoà
bình, kết thúc 10 năm nội chiến, ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng lại hợp nhất.
Đó cũng là điểm then chốt giúp ĐCSTQ thoát khỏi nguy cơ. Đảng đã tự tô
vẽ mình như một ngôi sao sáng yêu nước thương nòi, chuyển nguy thành
an, là bước ngoặt đưa thống nhất Trung Quốc thành một trận tuyết đánh
Nhật.
Thực ra càng ngày càng có nhiều tư liệu vạch trần sự kiện này. Trước biến
cố Tây An, ĐCSTQ đã tụ tập rất nhiều gián điệp quanh Dương Hổ Thành
và Trương Học Lương. Ví dụ: đảng viên chìm Lưu Đỉnh do Tống Khánh
Linh giới thiệu trở thành người thân tín của Trương Học Lương. Sau này
khi luận công trạng, Mao Trạch Đông biểu dương: “Biến cố Tây An, Lưu
Đỉnh có công lớn”. Phu nhân Tạ Bảo Chân, vợ của Dương Hổ Thành, chính
là đảng viên ĐCSTQ, và làm việc trong Ban Chính trị của Dương Hổ
Thành. Cô đã được Đảng phê chuẩn kết hôn với Dương Hổ Thành vào
tháng 1 năm 1928. Đảng viên Vương Bình Nam sau này trở thành Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, bấy giờ là thượng khách gia đình họ
Dương. Chính những người của cộng sản thân tín với hai tướng Trương,
Dương đã trực tiếp lên kế sách và thực hiện cuộc binh biến này.
Trước khi xảy ra biến cố, Ban lãnh đạo ĐCSTQ đều muốn ám sát Tưởng
Giới Thạch để trả thù. Lúc ấy quân ĐCSTQ đóng tại Thiểm Bắc quá ít ỏi,
lâm vào cảnh khốn cùng, có thể bị tiêu diệt chỉ trong một trận. Do đó
ĐCSTQ dở mánh khoé lừa dối gian manh kích động hai tướng Trương,
Dương làm phản. Nhưng Liên Xô lại muốn cầm chân quân Nhật, không
muốn quân Nhật dễ bề tiến đánh từ phía nam, nên Xta-lin đã viết thư cho
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, là không được giết Tưởng Giới
Thạch, mà phải quay lại hợp tác với Quốc Dân Đảng lần thứ hai. Mao
Trạch Đông và Chu Ân Lai cũng nhận định rằng, vì quân lực ĐCSTQ quá
yếu, nên nếu ám sát Tưởng Giới Thạch, thì khi quân Quốc Dân Đảng đến
báo thù, ĐCSTQ sẽ bị tiêu diệt mất. Do vậy, ĐCSTQ thay đổi kế hoạch, lấy
hợp tác đánh Nhật làm danh nghĩa, bắt ép Tưởng Giới Thạch đồng ý hợp
tác Quốc-Cộng lần hai.