mạng, tưởng như đó là những hành xử ‘thái quá’, nhưng thực ra đó là tất
yếu, đó chính là những gì cách mạng cần.” (Mao 1927)
Khởi nghĩa cộng sản khởi đầu một hệ thống khủng bố.
4. Đánh Nhật phía bắc — Thất bại tháo chạy
ĐCSTQ vẫn tuyên truyền rằng cuộc ‘trường chinh’ của mình là cuộc chiến
đánh Nhật, là cuộc chiến thần thánh của Đảng, là ‘bản tuyên ngôn’, là ‘đội
tuyên truyền’, là ‘gieo mầm bá chủ’, là bước ngoặt đưa Đảng đến thắng lợi
và đưa kẻ thủ đến thất bại.
Đó là tuyên truyền bậy bạ quá trắng trợn. Cuộc ‘bắc tiến kháng Nhật’ là
che đậy cho sự thất bại thảm hại của ĐCSTQ. Từ tháng 10 năm 1933 đến
tháng 1 năm 1934, ĐCSTQ liên tiếp chịu thua trận, và đến cuộc tiến công
thứ năm của Quốc Dân Đảng, thì chính quyền trung ương ở nông thôn
ĐCSTQ lần lượt mất hết căn cứ này đến căn cứ khác. Hồng Quân của
ĐCSTQ buộc phải trốn chạy. Đó chính là bản chất của cuộc ‘trường chinh’.
Ý đồ là rút quân đột phá chạy sang vùng Ngoại Mông Cổ để lập với quân
Liên Xô thành một vòng cung từ tây sang đông. Như vậy với phía tây giáp
Ngoại Mông Cổ, nếu không thủ được sẽ rút lui về Liên Xô ở phía bắc.
ĐCSTQ đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc hành quân đến địa khu Ngoại
Mông Cổ. Họ chọn con đường đi qua Sơn Tây và Tuy Viễn: một mặt có thể
che đậy nói rằng họ lên vùng phía bắc kháng Nhật để lấy lòng nhân dân,
một mặt vừa an toàn vì ở đó không có quân Nhật. Bấy giờ quân Nhật chiếm
dải Vạn Lý Trường Thành lập thành chiến tuyến. Sau một năm, khi quân
ĐCSTQ thoát đến Thiểm Bắc thì Hồng Quân chủ lực giảm từ 800 ngàn
xuống còn khoảng 6 ngàn.
5. Biến cố Tây An — Quỷ kế của ĐCSTQ, quay lại ăn bám một lần nữa
Tháng 12 năm 1936, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành (hai tướng
của Quốc Dân Đảng) bắt cóc Tưởng Giới Thạch tạo binh biến. Sự kiện này
sau được gọi là biến cố Tây An (sự biến Tây An).
Theo sách giáo khoa ĐCSTQ viết cho dân chúng, thì biến cố Tây An là do
hai tướng Trương, Dương muốn ‘binh gián’ — bắt ép Tưởng Giới Thạch
phải dốc lòng quyết tâm đánh Nhật — đồng thời mời đại biểu của ĐCSTQ