thư Bộ Công nhân toàn quyền xử lý các sự vụ, Lâm Tổ Hàm làm Bộ trưởng
Bộ Nông dân cùng Bành Vi làm Bí thư Bộ Nông dân, Mao Trạch Đông làm
Quyền Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Quốc Dân Đảng. Trường Quân sự
và quyền lãnh đạo quân đội luôn luôn là mục tiêu của Đảng Cộng sản: Chu
Ân Lai làm Chủ nhiệm khoa Chính trị Học viên Quân sự Hoàng Phố, và
Trương Thân Phủ làm Phó chủ nhiệm. Chu Ân Lai cũng kiêm nhiệm Ban
Quân pháp, và cài những cố vấn quân sự của Liên Xô vào các nơi. Có
nhiều người của cộng sản được đưa vào làm giáo viên chính trị và giáo
chức trong các trường quân sự của Quốc Dân Đảng, và làm đại biểu các
cấp trong Quân Cách mạng Quốc Dân [13]. Phải tuân hành theo Đảng
Cộng sản, quân lệnh nào nếu không có Đảng Cộng sản ký thì đều không
tuân theo. Bằng cách ăn bám và luồn lách vào Cách mạng Quốc dân, số
đảng viên ĐCSTQ đã tăng nhanh, từ dưới 1000 người năm 1925 lên đến
30.000 người năm 1928.
Cách mạng Bắc phạt bắt đầu tháng 2 năm 1926. Nhưng từ tháng 10 năm
1926 cho đến tháng 3 năm 1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức ba
cuộc bạo động vũ trang tại Thượng Hải, sau đó tấn công vào Trung ương
quân Bắc phiệt, nhưng đã bị quân Bắc phiệt đánh bại, giải trừ vũ trang. Chu
Ân Lai, bấy giờ dùng bí danh là Ngũ Hào, bị bắt giam mấy tháng, nhưng
sau đã làm cam kết hối hận nên được thả. Tổng bãi công tại Quảng Đông
đã gây đụng độ vũ trang với cảnh sát hàng ngày, và Quốc Dân Đảng tăng
cường cảnh sát tuần tra, và bí mật theo dõi những kẻ cổ động. Những tranh
đấu đó đã dẫn đến quyết định đại thanh trừ cộng sản 12 tháng 4 của Quốc
Dân Đảng [14].
Tháng 8 năm 1927, bộ phận cộng sản trong Quân Cách mạng Quốc Dân đã
phát động bạo động tại Nam Xương, nhưng bị trấn áp ngay. Đến tháng 9
cộng sản lại tổ chức khởi nghĩa Vụ mùa tại Trường Sa, và cũng bị trấn áp.
Bấy giờ ĐCSTQ bắt đầu triển khai cách thức khống chế theo kiểu “Chi bộ
Đảng lập mạng lưới bên trên”, và rút chạy về địa khu Tỉnh Cương Sơn và
thiết lập chính quyền nông thôn ở đó.
3. Bạo động nông dân tại Hồ Nam — Phát động bọn cặn bã xã hội tạo
phản