ĐCSTQ mới đầu kích động binh biến nhằm ám toán Tưởng Giới Thạch,
nhưng sau lại cất súng đi nói lời cao thượng, bức bách Tưởng Giới Thạch
đồng ý tiếp nhận Đảng Cộng sản lần thứ hai. Không chỉ thoát được nguy cơ
diệt vong, mà Đảng còn thêm một cơ hội ăn bám lần thứ hai vào Chính phủ
Quốc Dân. Không lâu sau đó, Hồng Quân trở thành Quân đội số 8, lại có cơ
hội lớn mạnh. Phải nói Trung cộng là tay cao thủ có hạng trong món gian
giảo vô lại này.
6. Chiến tranh kháng Nhật — Mượn dao giết người, tự bành trướng
Sách giáo khoa ĐCSTQ viết rằng Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân kháng
chiến chống Nhật đến thắng lợi vẻ vang.
Thực ra khi chiến tranh đánh Nhật nổ ra, Quốc Dân Đảng có hơn 1,7 triệu
quân vũ trang, 110 ngàn đại chiến hạm, và khoảng 600 máy bay các loại.
Trong khi đó, tháng 11 năm 1937 kể cả Tứ quân mới thành lập, toàn bộ
ĐCSTQ chỉ có 70 ngàn lính, đã thế còn bị chia năm sẻ bảy vì mưu cầu
chính trị nội bộ. Yếu đến nỗi chỉ cần một trận chiến là có thể bị diệt sạch
binh lực. ĐCSTQ biết rõ nếu thật sự xuất quân đánh Nhật, thì sẽ nắm chắc
phần thua và mất binh quyền. Khi “thống nhất chiến tuyến” với Quốc Dân
Đảng, mục tiêu của ĐCSTQ là duy trì lực lượng để giành quyền lãnh đạo,
chứ không phải vì sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa: “trong quá trình hợp
tác, nhất định phải đấu tranh để tranh thủ các vị trí lãnh đạo, nhưng chỉ nói
điều này trong nội bộ Đảng”.
Sau biến cố 18 tháng 9 năm 1931, quân Nhật chiếm đóng thành phố Thẩm
Dương, từ đó làm chủ một vùng rộng lớn ở phía đông bắc Trung Quốc,
ĐCSTQ hầu như đã vào hùa với quân xâm lược. Trong tuyên ngôn biến cố
Mãn Châu, ĐCSTQ hô hào nhân dân toàn quốc: “Ở đâu Quốc Dân Đảng
nắm quyền, thì công nhân bãi công, nông dân bạo động, học sinh bãi khoá,
bần dân bỏ việc, quân sỹ tạo phản” nhằm lật đổ chính quyền Dân Quốc.
ĐCSTQ tay vẫy cao lá cờ kháng Nhật, nhưng bên trong thì đang gom góp
quân địa phương cùng du kích và di chuyển đại đa số quân binh khỏi chiến
tuyến, chỉ để lại rất ít quân đánh Nhật. Cộng sản không có chiến tích gì
đáng kể trong cuộc chiến này ngoài một số trận trong đó có trận Bình Hình
Quan, vì bận rộn khuyếch trương địa bàn. Khi quân Nhật đầu hàng,