CỬU BÌNH - CHÍN BÀI BÌNH LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 21.770.599 - Trang 51

Sáng lập viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và cũng là một phần tử trí thức
tham gia hoạt động văn hoá thời vận động 4 tháng 5 năm 1919, Trần Độc
Tú, vốn không ưa bạo lực, đã cảnh cáo các đảng viên cộng sản rằng nếu tìm
cách buộc Quốc Dân Đảng đi theo ý thức cộng sản, hoặc quá chạy theo
giành giật quyền lãnh đạo, thì sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng không cần
thiết trong nội bộ Đảng. Tuy rất năng nổ trong cuộc vận động 4 tháng 5
nhưng ông là người có lòng khoan dung. Ấy vậy Trần Độc Tú vẫn không
tránh khỏi là một trong những người đầu tiên bị chụp mũ phần tử “cơ hội
chủ nghĩa cánh hữu”.
Một lãnh đạo khác trong ĐCSTQ, Cù Thu Bạch, luôn tin tưởng rằng đã là
người cộng sản thì phải dấn thân chinh chiến, dấy động binh đao, tổ chức
bạo động, phá bỏ tất cả các cấp chính quyền, dùng các biện pháp cực đoan
để khôi phục trật tự cho xã hội Trung Quốc. Ấy vậy, trước lúc lìa đời, Cù
Thu Bạch vẫn tiếc rằng không xứng được chết vào hạng liệt sĩ cách mạng.
“Tôi thực chất đã ra khỏi đội ngũ các bạn từ lâu. Hỡi trời xanh! Lịch sử trêu
tôi, khiến tôi từ một ‘văn nhân’ cưỡng bách lôi kéo vào vũ đài chính trị bao
năm trường. Tôi xưa nay vẫn chưa khắc phục được ý thức văn sĩ trong
mình. Rốt cuộc tôi vẫn không thể trở thành người chiến sĩ thực thụ của giai
cấp vô sản”.
Vương Minh, một lãnh đạo của ĐCSTQ, tuân theo lệnh Cộng sản Quốc tế,
đã chủ trương hợp tác Quốc-Cộng để kháng Nhật, mà không mở rộng căn
cứ địa cách mạng. Tại đại hội Đảng, Mao Trạch Đông và Trương Văn
Thiên không thể thuyết phục đồng chí Vương Minh, và cũng cực kỳ khó xử
vì không dám tiết lộ rằng lực lượng Hồng Quân của ĐCSTQ bấy giờ không
đủ sức đương đầu với dù chỉ một sư đoàn quân Nhật. Nếu theo cái lý thông
thường, và ĐCSTQ xuất binh, thì lịch sử Trung Quốc sẽ không thành ra
như ngày nay. Bị ép theo văn hoá truyền thống là “chủ nghĩa xả thân”, Mao
Trạch Đông chỉ còn cách im lặng. Sau này Vương Minh bị hất cẳng, đầu
tiên là vì lệch sang ‘tả khuynh’, rồi sau là ‘hữu khuynh’ và bị chụp mũ phần
tử ‘cơ hội chủ nghĩa cánh hữu’.
Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng, về sau đã bị bức bách từ chức tháng 1
năm 1987 vì đã từng chủ trương ‘sửa sai’ và trả lại công lý cho những ai bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.