ra nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào 1 tháng 10 năm 1949.
[7] Tưởng Giới Thạch: lãnh tụ Quốc Dân Đảng, sau khi thất trận đã lưu
vong và trở thành lãnh tụ Đài Loan.
[8] Khi bắt đầu Cải cách ruộng đất, ĐCSTQ phân tách nhân dân thành các
giai cấp. Trong những giai cấp thù địch thì trí thức đứng ở hàng thứ 9 bên
cạnh địa chủ, Hán gian, phản quốc,…
[9] Theo lời một bài thơ cổ: “có cái chết nặng tựa Thái Sơn, có cái chết nhẹ
như lông hồng”.
[10] Bắc phạt: Chiến dịch quân sự do Quốc Dân Đảng lãnh đạo với mục
đích thống nhất Trung Quốc dưới quyền Quốc Dân Đảng, kết thúc giai
đoạn làm chủ của quân phiệt lãnh chúa.
[11] Cách mạng Quốc dân: Cách mạng thời liên minh Quốc-Cộng, đánh
dấu bởi chiến dịch Bắc phạt.
[12] Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn): Lãnh tụ sáng lập ra Trung Quốc hiện
đại.
[13] Quân Cách mạng Quốc dân: tức là quân đội nước Trung Hoa Dân
Quốc, do Quốc Dân Đảng lãnh đạo, trong thời liên minh Quốc-Cộng, cũng
có đảng viên cộng sản tham gia.
[14] Đại thanh trừ 12 tháng 4: Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh
đạo, ngày 12 tháng 4 năm 1927 đã khởi binh triệt hạ Đảng Cộng sản Trung
Quốc tại Thượng Hải và một số thành phố khác. Khoảng 5.000 đến 6.000
đảng viên cộng sản đã bị bắt và nhiều người bị chết trong khoảng thời gian
từ 12 tháng 4 cho đến hết năm 1927.
[15] Lâm Bưu (1907-1971), một lãnh tụ cao cấp trong Đảng Cộng sản, dưới
thời Mao Trạch Đông, đã là uỷ viên Bộ Chính trị, là Phó Chủ tịch nước
(1958), và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1959). Lâm Bưu được coi là kiến
trúc sư của Cách mạng Văn hoá. Lâm Bưu từng được chọn là người kế
nhiệm Mao Trạch Đông năm 1966 nhưng sau đó bị thất sủng vào năm
1970. Thấy bị xuống dốc, Lâm Bưu (theo một số báo cáo) đã định làm một
vụ tầy đình và định đào tẩu sang Liên Xô sau khi âm mưu bị bại lộ. Khi
chạy trốn khỏi trừng phạt, máy bay đã nổ tại Mông Cô, kết thúc cuộc đời
Lâm Bưu.