[16] Cù Thu Bạch (1899-1935): một trong những đảng viên từ hồi ĐCSTQ
còn non trẻ và là cây bút cánh tả lừng danh; bị Quốc Dân Đảng bắt ngày 23
tháng 2 năm 1935, và chết ngày 18 tháng 6 năm ấy.
[17] Học thuyết tam đại biểu của Giang Trạch Dân được nhắc đến lần đầu
trong bài phát biểu của Giang tháng 2 năm 2000, đại ý là Đảng Cộng sản
Trung Quốc phải luôn luôn (1) đại biểu cho quyền lợi dân tộc Trung Hoa,
(2) đại biểu cho sự phát triển hiện đại, (3) đại biểu cho nền văn hoá tiên tiến
của Trung Quốc.
[18] Phổ Nghi (1906–1967): Hoàng đế cuối cùng (1908–1912) của Trung
Hoa. Sau khi ông thoái vị, chính quyền Dân quốc cho ông một khoản hưu
trí rất lớn và để ông ngụ tại Cấm Thành, Bắc Kinh đến năm 1924. Sau
1925, ông sống tại Thiên Tân do quân Nhật tiếp quản. Năm 1934 ông trở
thành vua của chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do quân Nhật dựng
lên. Sau đó, ông bị quân Nga bắt làm tù binh năm 1945. Năm 1946, tại toà
án tội phạm chiến tranh ở Tô-ky-ô, ông tuyên bố rằng mình đã bị quân
Nhật cưỡng ép trở thành công cụ cho chúng, chứ không phải là công cụ của
chính quyền Mãn Châu Quốc. Ông bị trao trả cho ĐCSTQ năm 1950 và bị
giam tại Thẩm Dương cho đến năm 1959. Sau đó Mao Trạch Đông ân xá
trả tự do cho ông.
[19] Triệu Tử Dương: người cuối cùng trong 10 Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Ông bị cách ly và giam lỏng đến khi chết vì bất đồng ý
kiến với Đảng trong vụ dùng bạo lực thảm sát biểu tình đòi dân chủ của
sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989.
[20] Bè lũ bốn tên: gồm vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh (1913-1991),
viên chức Ban Tuyên giáo Thượng Hải Trương Xuân Kiều (1917-1991),
nhà phê bình văn học Diệu Văn Nguyên (1931-), và cảnh vệ Thượng Hải
Vương Hồng Văn (1935-1992). Họ thâu đoạt quyền hành thời Cách mạng
Văn hoá (1966-1976) và lũng đoạn chính trị Trung Quốc đầu những năm
thập kỷ 1970.