sản xuất nông nghiệp trên thực tế không tăng. Tỷ lệ giữa thu nhập ở khu
vực thành thị và nông thôn đã tăng từ 1.8/1 vào giữa những năm 1980 đến
nay là 3.1/1.
******************
II. Cải cách công thương — tiêu diệt giai cấp tư sản
Một giai cấp khác mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt là
giai cấp tư sản dân tộc sở hữu tài sản ở các thành phố và thị trấn ở nông
thôn. Trong khi cải cách công thương ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã tuyên bố
rằng giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là khác nhau về bản chất: giai
cấp thứ nhất là giai cấp bóc lột trong khi giai cấp thứ hai là giai cấp không
bóc lột và chống bóc lột. Theo cái lô-gíc tà vạy đó thì giai cấp tư sản đã
được sinh ra để bóc lột và sẽ không ngừng làm như thế cho đến khi nó bị
diệt vong; nó chỉ có thể bị tiêu diệt chứ không thể cải tạo được. Dưới cái
tiền đề ấy, ĐCSTQ đã sử dụng cả việc giết chóc và tẩy não để “chuyển
hóa” tư sản và thương nhân. ĐCSTQ đã sử dụng phương pháp đã được
kiểm nghiệm lâu dài là thuận theo nó thì sống, chống lại nó thì chết. Nếu ai
hiến dâng tài sản của mình cho chính quyền và ủng hộ ĐCSTQ thì sẽ được
coi như chỉ là một vấn đề nhỏ trong nhân dân. Nếu, ngược lại, ai bất đồng
với hoặc phàn nàn về chính sách của ĐCSTQ thì sẽ bị dán nhãn là “phản
động” và trở thành mục tiêu của chế độ độc tài tàn bạo của ĐCSTQ.
Trong thời khủng bố xảy ra giữa các cuộc cải cách đó, tất cả những nhà tư
sản và những người chủ doanh nghiệp đều đã bị bắt buộc phải giao nộp tài
sản của mình. Nhiều người trong số họ đã không thể chịu đựng được sự
nhục nhã mà họ phải đối mặt và đã tự tử. Trần Nghị, sau này trở thành Thị
trưởng Thượng Hải, đã hỏi mỗi ngày, “Có bao nhiêu lính dù hôm nay?” Ý
nói là số nhà tư sản đã tự tử bằng cách nhảy lầu trong ngày hôm đó. Trong
chỉ có vài năm, ĐCSTQ đã hoàn toàn tiêu diệt sự sở hữu tư nhân ở Trung
Quốc.
Trong khi thi hành các chương trình cải cách công thương và cải cách
ruộng đất, ĐCSTQ đã phát động nhiều phong trào để khủng bố nhân dân