VI. Cách mạng Văn hóa — tà linh phụ thể đảo lộn thế giới
Cách mạng Văn hóa là một màn kịch lớn của bóng ma cộng sản khi nó
chiếm hữu toàn bộ Trung Quốc. Năm 1966, một làn sóng bạo lực mới tràn
tới vùng đất Trung Quốc, và cuộc khủng bố đỏ điên cuồng đã làm rung
chuyển các ngọn núi và đóng băng các dòng sông. Nhà văn Tần Mục đã
miêu tả Cách mạng Văn hóa bằng những từ ngữ ảm đạm như sau:
“Nó thực sự là một tai họa chưa từng thấy: [ĐCSTQ] đã bỏ tù hàng triệu
người chỉ vì họ là thân nhân của một người [là mục tiêu khủng bố của
đảng], giết chết hàng triệu người, làm tan vỡ bao nhiêu gia đình, biến bao
nhiêu trẻ em thành lưu manh côn đồ, đốt sách, đánh sập những ngôi nhà cổ,
và phá hủy phần mộ của những trí thức thời xưa, gây ra mọi loại tội ác dưới
danh nghĩa cách mạng.”
Theo thống kê tối thiểu thì con số những cái chết bất thường ở Trung Quốc
trong Cách mạng Văn hóa là 7,73 triệu người.
Mọi người thường hiểu lầm rằng bạo lực và tàn sát trong Cách mạng Văn
hóa hầu hết đều xảy ra trong các phong trào nổi loạn, và rằng Hồng Vệ
binh và những kẻ nổi loạn là những kẻ giết người. Tuy nhiên, hàng ngàn
cuốn biên niên được xuất bản chính thức hàng năm tại các huyện ở Trung
Quốc lại cho thấy rằng đỉnh điểm của những cái chết bất thường trong Cách
mạng Văn hóa không phải là vào năm 1966, khi Hồng Vệ binh kiểm soát
phần lớn các tổ chức chính quyền, hay vào năm 1967 khi những kẻ nổi loạn
dùng vũ khí đánh lẫn nhau, mà là vào năm 1968 khi Mao Trạch Đông giành
được quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Những kẻ giết người trong các trường hợp vô nhân đạo đó thường là các sĩ
quan quân đội và binh lính, dân quân vũ trang, và các đảng viên ở tất cả các
cấp chính quyền.
Những ví dụ sau đây cho thấy rằng bạo lực trong Cách mạng Văn hóa là
chính sách của ĐCSTQ và chính quyền, chứ không phải là do các hành
động cực đoan của Hồng Vệ binh. ĐCSTQ đã che đậy việc những người
lãnh đạo đảng và các quan chức chính quyền đã trực tiếp tham gia và kích
động bạo lực.
Vào tháng 8 năm 1966, Hồng Vệ binh đã trục xuất những cư dân Bắc Kinh