hiện tượng này chiếm ít nhất 10% tổng chi phí y tế. Đó là con số
lớn.
Chẳng khó hiểu tại sao các bác sỹ lại làm y tế theo kiểu phòng
thủ. Hãy nhìn vào vị ứng viên phó tổng thống đáng xấu hổ của
Đảng Dân chủ John Edwards. Trước đây, Edwards là một luật sư xúi
kiện hàng đầu thế giới. Chỉ trong 12 năm, Edwards đã thắng 175
triệu đô-la từ các phán quyết làm sai nguyên tắc khi kiện các bác sĩ,
công ty bảo hiểm và bệnh viện vì đã gây ra chứng liệt não ở trẻ sơ
sinh. Và điều này diễn ra bất chấp việc Đại học Sản Phụ khoa Mỹ
từng tuyên bố rằng “phần lớn” các trường hợp liệt não không liên
quan đến cách đỡ đẻ trẻ. Đó chỉ là một ví dụ nữa cho thấy John
Edwards là một người đáng khinh đến thế nào.
“Tòa án đầy nghẹt các vụ như thế”, bác sỹ Cecil Wilson của Hiệp
hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết. “Các bác sĩ sợ bị lôi ra tòa và do đó yêu
cầu làm những xét nghiệm mà bình thường ra họ sẽ chẳng yêu cầu.”
Với những nhân vật nhớp nhúa như Edwards ẩn nấp quanh mọi góc
bệnh viện, chẳng có gì ngạc nhiên khi các bác sỹ cảm thấy buộc phải
thêm tất cả những xét nghiệm đắt đỏ vào để bảo vệ bản thân. Tuy
nhiên, việc làm này đẩy chi phí chăm sóc y tế của chúng ta tăng lên ít
nhất 10%. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một cuộc cải cách
nghiêm túc tình trạng kiện tụng phi lý. Cụ thể, chúng ta cần quy
định mức đền bù thiệt hại cho cái được gọi là “đau đớn và khổ sở” ở
mức 100 nghìn đô-la. Chúng ta cũng cần những đạo luật quy định
“người thua trả tiền” buộc người thua phải trả các hóa đơn pháp lý
của người thắng nếu cáo buộc được chứng minh là không có cơ sở −
đây là hệ thống mà gần như tất cả các nền dân chủ phương tây
khác đều áp dụng. Việc này sẽ giúp cắt giảm những vụ kiện phù
phiếm làm tăng chi phí chăm sóc y tế và làm nghẹt cứng các tòa án
của chúng ta. Mới đây, bang Texas đã thông qua luật người thua trả
phí. Các bang khác cũng nên làm thế.