triệu việc làm, đẩy mạnh vốn cho doanh nghiệp nhỏ lên hơn 1,6 ngàn
tỷ đô-la, mở rộng bảng lương lên 2,6%, tăng khả năng các doanh
nghiệp thuê lao động mới lên 8,6% và mở rộng đầu tư lên 3%. Đó là
điều dễ hiểu như không. Đã đến lúc xử chết thuế di sản một lần
cho xong. Hơn 1 triệu việc làm phụ thuộc vào điều đó.
Hai là, ta cần giảm thuế lợi nhuận và cổ tức – hai thứ thuế nữa
đã được chứng minh là những kẻ giết chết việc làm và đầu tư. Tất
nhiên là, tổng thống Obama muốn làm ngược lại. Ông muốn tăng
thuế lợi nhuận từ 15% lên 20%. Ông cũng muốn kích thuế cổ tức
lên mức tương tự như thế. Một lần nữa, trong thế giới của Obama,
tất cả chỉ là để trừng phạt thành công và tái phân phối của cải. Như
nhà kinh tế học J. D. Foster đã chỉ ra, “Obama nói rất rõ trong cuộc
tranh luận tranh cử với Thượng nghị sỹ Clinton khi đó rằng tăng
tiền thu từ thuế không phải là lý do chính khiến ông này đề xuất
đẩy cao thuế lợi nhuận.” Ngay cả các con số ngân sách riêng của
tổng thống cũng cho thấy mức giảm vô cùng nhỏ 0,01% trong sức
tăng trưởng kinh tế hàng năm – điều không thể tránh được nếu đi
theo các chính sách thuế của Obama – sẽ xóa sạch số tiền mà ông
ấy hy vọng gạn lấy được bằng việc tăng thuế lợi nhuận. J. D.
Foster kết luận, “Tổng thống nên đặt những ưu tiên của mình sang
một bên và ép Quốc hội duy trì mức 15% hiện hành cho thuế lợi
nhuận và thuế cổ tức cho đến khi nền kinh tế đạt tới điểm đáp
ứ
ng đủ công ăn việc làm.” Nâng các loại thuế suất này vào lúc này
(hay bất kỳ khi nào) đều là hành động thiển cận về mặt kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản cần có tư bản. Khi cướp tư bản khỏi tay các nhà
đầu tư, chính phủ cũng lấy đi số tiền tạo ra việc làm – những
công việc thật sự trong khối tư nhân đang góp phần đảm bảo sức
khỏe của nền kinh tế ta. Với một người tuyên bố tạo việc làm là
điều đầu tiên ông ta nghĩ đến khi thức dậy và là điều sau cùng
ông ta nghĩ về trước khi đi ngủ, thì hẳn bạn sẽ nghĩ ông ta phải hiểu