hoạt động kinh doanh cũng như các doanh chủ giúp tạo ra cơ hội và
việc làm đến vậy.
Tuy nhiên, tôi cũng xin nói rõ: Tôi hết sức phê phán Tổng thống
George W. Bush. Tôi cho rằng ông ấy đã phản bội lại các nguyên
tắc bảo thủ tài khóa khi chi tiêu quá đà. Ngoài ra, tôi cho rằng việc
khả năng kiểm soát yếu kém của ông trong Bão Katrina là kinh
khủng, và tôi cũng nghi ngờ quyết định phát động chiến tranh tại
Iraq của ông, một cuộc chiến đã làm chúng ta tổn thất cả nghìn tỷ
đô-la và, tồi tệ hơn, hàng ngàn sinh mạng. Nhưng những món chi
tiêu quá đà của Tổng thống Bush không là gì so với Tổng thống
Obama. Chỉ trong ba năm, Obama đã làm khoản nợ của chúng ta
rộng ngoác đến nỗi chúng ta phải vay mượn 4 tỷ đô-la mỗi ngày.
Nếu so sánh, dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong suốt
nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống của ông, con số chúng ta phải vay
mượn mỗi ngày là 1,6 tỷ đô-la. Chẳng tuyệt vời gì, nhưng thế là khá
hơn nhiều.
Tất nhiên, bất kỳ ai để tâm chú ý trong năm 2008 đáng lẽ cũng
biết rằng Obama không quan tâm đến nợ và cắt giảm thâm hụt.
Tuy nhiên, việc ông này hoàn toàn tảng lờ những phát hiện của ủy ban
nợ của chính ông trong báo cáo BowlesSimpson chứng tỏ rằng vị
tổng thống này không có ý định giảm bớt thói chi tiêu lan tràn của
mình. Mỗi người Mỹ, bất kể thuộc đảng phái nào, cần suy nghĩ thật
nghiêm túc và kỹ lưỡng về việc thêm bốn năm Barack Obama sẽ có
nghĩa là gì với khoản nợ quốc gia và khả năng thanh toán của chương
trinh An sinh Xã hội, Chăm sóc Y tế và Hỗ trợ Y tế.
Nếu ta không sớm làm gì, các chương trình mà người Mỹ dựa vào
như Chăm sóc Y tế, Hỗ trợ Y tế và An sinh Xã hội sẽ rơi vào chảo
lửa. Mọi sự không phải diễn ra theo lối ấy. Chúng ta có thể đưa
nước Mỹ trở lại với sự vĩ đại trước dây nếu chúng ta cứng rắn và
hành động khôn ngoan.