cuộc tấn công (cả hai giải pháp đều hợp lý). Giải pháp duy nhất
còn lại là để cho tay này yên. Chà, Obama đã có một quyết định để
thực hiện. Chúng ta sẽ có bin Laden − hay chúng ta sẽ để hắn yên?
Tôi không thể tin nổi bất kỳ ai ngồi ở Phòng Bầu Dục lại nói:
“Đừng làm gì cả.” Vì vậy, ông ấy quả thật chỉ có đúng một lựa chọn
cần thực hiện: thủ tiêu hắn ta bằng tên lửa hay bằng một cuộc
tấn công. Ông ấy đã quyết định, và dù là theo hướng nào thì
quyết định đó cũng đều đúng đắn, và Osama bin Laden đã chết.
Việc chúng ta tóm được hắn ta thật tuyệt vời, nhưng có người tỉnh
táo nào mà lại hành động khác đi trong trường hợp này? Tại sao
Obama lại được ghi nhận công trạng lớn lao đến vậy? Tôi biết nói
thế này thì không đúng về mặt chính trị, nhưng nếu ai có thể giải
thích chuyện này cho tôi, tôi rất lấy làm cảm kích. Người xứng đáng
nhận được mọi công trạng là quân đội của chúng ta, chứ không phải
Obama.
Ngoài ra, chính sách ngoại giao mà Obama đã thực hiện trong ba
năm đầu tiên ở cương vị tổng thống cũng có vấn đề. Thêm nữa,
ông ấy còn phá hỏng hệ thống an ninh quốc gia của nước Mỹ. Một
cái nhìn cận cảnh hơn sẽ vén lộ một số thực tế đáng báo động.
Tổng tư lệnh phải là người có trực giác chuẩn. Đó là một trong
những vấn đề của Obama. Ví dụ: Trên đường vận động tranh cử
năm 2008, Obama đã hứa sẽ đóng cửa nhà tù chống khủng bố ở
vịnh Guantanamo. Rồi sau đó, khi được bầu làm tổng thống, gặp
gỡ những người trưởng thành trong giới quân đội và tình báo, ông ấy
buộc phải làm quen với thực tế rằng Guantanamo tồn tại là có lý
do, như Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick
Cheney đã quả quyết suốt thời gian dài.
Sau đó là đến trực giác của Obama khi đối xử với những kẻ
khủng bố như những tên tội phạm (thay vì là phiến quân như bản