chất vốn dĩ của chúng), cho phép chúng được hưởng quyền xét xử
trong các phiên tòa dân sự, thay vì bị đưa ra tòa án quân sự. Như ai
cũng biết, các phiên tòa dân sự thường không cho công tố viên
quyền hạn cần thiết để gạt bỏ thẳng tay những tên khủng bố nguy
hiểm và bảo đảm an toàn cho đất nước. Thế nhưng Obama và Bộ
trưởng Bộ Tư pháp của ông này, Eric Holder, lại nghĩ ngược lại. Một ví
dụ là bài học đau đớn mà Obama nhận được khi Ahmed Ghailani
được tuyên trắng án khỏi hơn 224 điểm buộc tội về tội giết người
trong một phiên tòa dân sự xét xử tội trạng của tên này trong vụ ném
bom đại sứ quán Mỹ ở châu Phi. “Đó gần như là một thảm họa”, dân
biểu của Đảng Cộng hòa ở bang Texas, Lamar Smith nói. “Nếu
Ghailani được tuyên trắng án thêm một cáo buộc nữa, hắn ta sẽ
được coi là vô tội trước những tội ác đáng ghê tởm này.”
Sai lầm này gợi nhớ lại thất bại ngu xuẩn của Obama và Holder
trong vấn đề có nên tổ chức phiên tòa xử Khalid Sheikh
Mohammed, kẻ chủ mưu vụ tấn công 11/9 ở thành phố New York
hay không. Lý do Obama và Eric Holder muốn cho một trong những
kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ một cái bục làm quan hệ công chúng và
chiếc loa truyền thông lớn nhất thế giới tại đúng nơi diễn ra các
cuộc tấn công khủng bố vào tòa Tháp Đôi thật không thể hiểu nổi.
Thế nhưng một năm sau đó, Obama và Holder cuối cùng cũng
quyết định xét xử Khalid Sheikh Mohammed ở Guantanamo.
Rồi tiếp đến là quyết định gần đây của Obama − rút ruột
quân đội Mỹ bằng việc cắt giảm 400 tỷ
đô-la khỏi ngân sách quốc phòng, một con số lớn hơn gấp hai lần
con số mà Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates khi đó xác định là
khôn ngoan. Và giờ đây ta có Obama, một người đàn ông chưa bao giờ
gặp phải chi phiếu chi tiêu nào mà ông ta không ưa, nhưng khi vấn
đề là rót ngân sách cho các đội quân của chúng ta và cung cấp cho
họ trang thiết bị, khóa huấn luyện và sự hỗ trợ cần thiết, Obama