DẠ THIÊN TỬ - Trang 742

Thiêm áp của ta, là địa bàn của ta, ta nói không đánh ngươi, thì đúng là
không có đánh ngươi, còn cần chứng cớ sao? Lời của bổn quan chính là
chứng cớ!

(1) Ban đầu: người đứng đầu các sai dịch trong nha môn.

(2) Phòng thiêm áp: thiêm áp là cách viết rút gọn của “thiêm danh họa

áp” (ký tên đồng ý) Thời xưa, văn thư ở nha môn của các châu huyện, từ
lúc khởi thảo đến lúc chính thức gởi đi, phải đi qua các thủ tục lưu chuyển,
các nhân viên xử lý có liên quan cũng phải lần lượt ghi tên mình lên thẻ tre,
để biểu thị liên đới trách nhiệm, sau đó người đứng đầu nha môn dùng bút
đỏ viết chữ “Đồng ý”. Theo như quy định, những thủ tục đó đều được tiến
hành ở phòng thiêm áp. Về từ “Điển sử”, như đã chú thích trong chương
trước, là chức quan nhỏ phụ tá cho huyện lệnh, chủ yếu phụ trách về truy
nã, cai ngục.

(3) Huyện thừa: chức quan dưới huyện lệnh (tức tri huyện), phụ tá cho

huyện lệnh, chủ yếu phụ trách về văn thư, thương khố.

(4) Chủ bộ: chức quan nhỏ quản lý văn thư, giấy tờ nha môn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.