DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 274

quan trọng đối với những thứ khác): đối với ông, tất cả đều nằm trong khái
niệm “sở thích bộc lộ.”

Trước khi tôi giải thích khái niệm này, hãy nghĩ về ba câu châm ngôn sau:

Đánh giá con người dựa vào niềm tin của họ là không khoa học.

Không có cái gọi là “lý trí” của niềm tin, chỉ có lý trí của hành động.

Chỉ có thể đánh giá lý trí của một hành động qua những suy xét về mặt tiến
hóa.

Như bạn có thể nhớ ở các phần trước, tiên đề sự bộc lộ những sở thích (được
khởi đầu từ Paul Samuelson, hoặc cũng có thể là từ các vị thần của người
Semit) phát biểu như sau: bạn sẽ không thể biết người khác thực sự nghĩ gì,
hay điều gì báo hiệu các hành động của họ bằng cách hỏi họ – và chính họ
cũng không cần phải biết. Rốt cuộc, điều quan trọng là họ trả cái gì để mua
hàng hóa, chứ không phải họ nói họ “nghĩ” gì về những thứ đó, hay vô vàn
những lý do mà họ đưa ra cho bạn hay cho chính họ. Nếu ngẫm về điều này,
bạn sẽ thấy sự lặp lại của da thịt trong cuộc chơi. Ngay cả các nhà tâm lý
học cũng hiểu được điều đó; quy trình thí nghiệm của họ yêu cầu phải sử
dụng tiền thật thì thí nghiệm mới được coi là “khoa học.” Họ đưa cho các
đối tượng tham gia nghiên cứu một khoản tiền rồi quan sát cách những
người này sử dụng số tiền đó để tìm hiểu xem họ hình thành sự lựa chọn như
thế nào. Tuy nhiên, đa phần các nhà tâm lý học lại quên mất vấn đề sở thích
bộc lộ và họ cứ thao thao bất tuyệt nói về lý trí. Họ quay trở lại việc đánh
giá niềm tin thay vì đánh giá hành động.

Niềm tin là… lời nói không mất tiền mua. Có thể có một loại cơ chế phiên
dịch nào đó quá khó hiểu đối với chúng ta, với những sự bóp méo ở cấp độ
xử lý tư duy để mọi thứ có thể được vận hành.

Thực ra, với một cơ chế (nói theo chuyên môn là sự trao đổi thiên kiến-
phương sai), bạn thường có được kết quả tốt hơn khi “mắc lỗi,” tương tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.