DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 273

có thể mắc một số sai lầm không đáng kể, với điều kiện bạn phải hạ thấp độ
phân tán.

Nhìn bề ngoài, lý trí trông không hề giống lý trí – cũng như khoa học trông
không giống khoa học, như chúng ta đã bàn ở trước. Ba nhà tư tưởng chuẩn
mực (và trường phái của họ) định hướng tư duy của tôi về vấn đề này là: nhà
khoa học nhận thức với kiến thức uyên bác Herb Simon, người tiên phong
trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo; nhà tâm lý học Gerd Gigerenzer; và nhà toán
học, logic học và nhà lý thuyết về quyết định Ken Binmore, người đã dành
cả cuộc đời để thiết lập nền tảng logic của lý trí.

TỪ SIMON ĐẾN GIGERENZER

Simon đã đưa ra khái niệm mà ngày nay gọi là lý trí hạn chế

362

: chúng ta

không thể đo lường và đánh giá mọi thứ như máy vi tính được; do vậy, dưới
áp lực của tiến hóa, chúng ta tạo ra những đường tắt và những hình ảnh bóp
méo. Về cơ bản, tri thức của chúng ta về thế giới là không đầy đủ, vì thế
chúng ta cần tránh vướng vào các rắc rối không lường trước được. Và ngay
cả khi tri thức của chúng ta về thế giới là đầy đủ, thì về mặt tính toán, sự
hiểu biết chính xác và vô định kiến về thực tế cũng là bất khả thi. Để giải
quyết vấn đề mà Simon đặt ra, người ta đã tiến hành một chương trình
nghiên cứu về lý trí sinh thái

363

, trong đó người tổ chức và dẫn dắt chủ yếu

là Gerd Gigerenzer (người phê phán Dawkins ở Chương 9); nghiên cứu này
đã chỉ ra tại sao nhiều điều chúng ta làm có vẻ phi logic, nhưng thực ra lại
có những lý do sâu xa.

SỞ THÍCH BỘC LỘ

Với Ken Binmore, ông chỉ ra rằng khái niệm gọi là “có lý trí” đã bị định
nghĩa sai, thực ra là sai đến mức nhiều trường hợp sử dụng từ này chỉ là
những thứ vớ vẩn vô nghĩa. Không có gì phi lý trí trong bản thân những
niềm tin cả (xét đến trường hợp rằng chúng có thể là đường tắt và chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.