DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 271

phải “phi lý trí” hay không, nếu những cá nhân và tập thể không có nó rốt
cuộc đều sẽ chết hay tuyệt chủng?

Mệnh đề sau đây sẽ định hướng cho chúng ta trong phần còn lại của cuốn
sách:

Sự tồn tại là quan trọng nhất, sau đó mới đến sự thật, hiểu biết, và khoa học.

Nói cách khác, bạn không cần khoa học để tồn tại (chúng ta đã tồn tại được
vài trăm triệu năm rồi, tùy vào việc bạn định nghĩa “chúng ta” như thế nào),
nhưng bạn phải tồn tại để làm khoa học. Bà bạn có lẽ sẽ nói, Cẩn tắc vô ưu.
Hay như một câu nói được cho là của Hobbes

361

: Primum vivere, deinde

philosophari (Trước tiên là phải sống, sau đó mới làm triết học). Giới giao
dịch và những người sống trong thế giới thực hiểu rõ sự ưu tiên về logic này,
theo như chân lý mà Warren Buffet đưa ra, “để kiếm ra tiền, trước tiên bạn
phải sống sót đã” – một lần nữa, lại là da thịt trong cuộc chơi; những người
chấp nhận rủi ro có những ưu tiên bền vững hơn so với thứ chủ nghĩa duy lý
giả cầy trong những cuốn sách giáo khoa mập mờ. Nói bằng ngôn ngữ
chuyên môn hơn thì điều này một lần nữa đưa chúng ta đến với đặc tính
ergodic (tôi cứ khất lần là sẽ giải thích về đặc tính này, nhưng chúng ta vẫn
chưa sẵn sàng cho điều đó đâu): để thế giới trở thành “ergodic,” phải không
tồn tại bất cứ rào cản hấp thụ nào, không có những sự không thể đảo ngược
lớn nào.

Và “sự sống sót” ở đây nghĩa là gì? Sự sống sót của ai? Của bạn? Gia đình
bạn? Bộ lạc của bạn? Nhân loại? Tạm thời, hãy lưu ý rằng tôi chỉ có một
thời gian sống hạn chế, nên sự sống sót của tôi không quan trọng bằng sự
sống sót của những thứ không có tuổi thọ hữu hạn, như nhân loại hay Trái
đất. Như vậy, cái gì càng mang tính “hệ thống” thì sự tồn tại của nó càng trở
nên quan trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.