CN.
(125)
bởi Nāgārjuna, người được coi là ông tổ đầu tiên của truyền thống Tịnh Độ
tại Trung Hoa.
Kinh Vimalakīrti-nirdeśa
Kinh Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, hay "Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết", kể lại việc hoằng
pháp của một người thế tục là Vimalakīrti cho một thành phần thính giả gồm các vị
Bồ tát và Tỳ khưu. Sách này là một khẳng định triệt để về giá trị của việc hành đạo
trong giới người thế tục ngoài giới tăng lữ, và mối nguy hiểm của việc đánh giá người
khác một cách hời hợt dựa vào dáng vẻ bề ngoài. Về giáo lý, kinh này trình bày lời
giảng về Trí tuệ rất giống với lời giảng trong các kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nó
cũng tranh luận về việc thanh luyện buddha-kṣetra, Phật độ, hay môi trường ảnh
hưởng của một vị Phật, và vì thế có tương quan phần nào với những lời dạy của Tịnh
Độ. Có lẽ sách được soạn một thời gian ngắn trước 150 CN., và đã rất phổ biến ở
Trung Hoa và Nhật Bản, là những nước mà người ta nghĩ nó phù hợp hơn với đạo đức
gia đình và xã hội.
Các Kinh Samādhi
Một số kinh Đại Thừa dạy về những trạng thái sâu xa của samādhi, thiền định, hay
những thành đạt cao của thiền. Những kinh này gồm Samādhirāja Sūtra,
Pratyutpaññā Sūtra, và Śūraṅgama-samādhi Sūtra, hai sách sau này nằm trong số
những kinh có sớm nhất của Đại Thừa. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm thiền định đã
đóng một vai trò chính ngay trong thời kì đầu của phong trào Đại Thừa. Kinh đầu tiên
trong số này, Samādhirāja Sūtra, rất dài, và dựa trên một đối thoại giữa Đức Phật và
một thanh niên tên là Candraprabha, và bao gồm một số câu chuyện có giá trị văn
chương về những kiếp sống trước của Đức Phật. Kinh thứ hai trong nhóm này mô tả
một loại samādhi cho người ta có thể nhìn thấy các vị Phật, nghe các Ngài hoằng
pháp, và rồi đem truyền bá những lời giảng ấy. Śūraṅgama-samādhi Sūtra trình bày
lối thiền Śūraṅgama, "bước tiến anh hùng", nhờ đó vị Bồ tát đạt được Toàn giác,
nhưng cũng có thể làm nhiều hành vi minh chứng Phật pháp ngay trong vòng luân hồi.
Các Kinh Sám Hối
Hai kinh nói về tầm quan trọng của việc xưng sám hối trong Đại Thừa, có lẽ là một
cách để phê bình lối thực hành thú tội quá hình thức của các tỳ khưu khi thực hành
nghi thức Upavasatha. Triskandha Sūtra, có khi được coi là một chương
của Upāliparipqcchā cổ xưa, là một bản văn ngắn để đọc lời thú tội với 35 vị Phật
"Thú tội", và sẽ đóng một vai trò quan trọng về nghi tiết trong Phật giáo Đại Thừa
được Śāntideva khuyên đọc hằng ngày.
(126)
Trọng tâm nguyên thủy
của Suvarṇaprabhāsa Sūtra là chương ba đề cập tới việc thú tội với các vị Phật, tuy