ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 70

Các kinh Prajñāpāramitā, Bát nhã ba la mật, nghĩa là sự toàn thiện của trí tuệ, là một
tập hợp các tác phẩm bàn về đề tài prajñā, hay trí tuệ mới, do Đại Thừa giảng dạy.
Được dùng như là phương tiện giảng dạy trong chính Đại Thừa thời kỳ đầu, một số
bản văn thuộc loại này là những kinh Đại Thừa cổ xưa nhất, có lẽ đã có từ thế kỷ I
trước CN. . Có bốn giai đoạn được công nhận trong sự phát triển những bản kinh
chính

(122).

a) 100-100 trước và sau công nguyên: kinh Ratnagunasamcayagāthā và kinh
Astasāhasrikā (8.000 dong)

b) 100-300 công nguyên: giai đoạn phát thảo bản dịch, khoảng 18.000, 25.000 và
100.000 dòng (có khả năng là kinh Vajracchedika).

c) 300-500 công nguyên: giai đoạn hoàn thành kinh trái tim (mặc dù có một số điển
hình chứng minh cho thấy những bản kinh đặc biệt đó được viết bằng chữ Trung
Quốc và sau đó dịch sang tiếng Sanskrit (123)

d) 500-1000 công nguyên: giai đoạn phát triển và ảnh hưởng kinh văn.

Các kinh tự nó không khai triển một lý luận triết học nào, mà chỉ là khẳng định cách
thức thực sự của sự vật, đó là không có gì là hiện hữu tối hậu, cho dù là
các dharmas mà phân tích của Vi Diệu Pháp cho là thực hữu. Các kinh Bát Nhã Ba La
Mật Đa, và lập trường của chúng về dharmaśūnyatā (pháp không) không được mọi
người thuộc trường phái Đạo Bồ tát chấp nhận

(124)

.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma-Pundarika Sūtra)

Niên đại sớm nhất có thể chắc chắn về kinh này là từ khoảng 100 trước CN. tới 100
CN. Đây là một tập hợp văn bản, được chia thành hai phần lớn, phần thứ nhất bàn về
học thuyết phương tiện upāya và nhất thừa ekayāna, và phần thứ hai bàn về tuổi thọ
của Đức Phật. Upāya, nghĩa là "phương tiện hiệu quả", là học thuyết trung tâm của
kinh, và mô tả cách thức mà Đức Phật thích nghi lời giảng dạy của mình với tâm trạng
và trình độ của người nghe, nghĩa là giá trị của một lời giảng dạy tuỳ thuộc vào hiệu
quả của nó. Học thuyết này đã trở thành phương tiện hàng đầu để giải thích sự đa
dạng của lời giảng dạy của các kinh, vì những kinh được nghĩ là không giảng dạy
chân lý tuyệt đối, paramārtha-satya, đều được coi là những upāya của Đức Phật. Lời
dạy về ekayāna, một con đường, dạy rằng cả ba yānas śrāvaka-yāna (Thanh Văn
thừa), pratyekabuddha-yāna (Độc Giác thừa, tức con đường của những vị Phật đã tự
mình đạt Giác ngộ, và không giáo hóa chúng sinh), và bodhisattva-yāna (con đường
của Bồ tát) không phải là ba phương pháp biệt lập dẫn tới những mục tiêu khác nhau,
mà chỉ là một yāna, được đồng hóa với boddhisattva-yāna con đường của việc thực
hành Đại Thừa bao gồm Lục độ và dẫn tới bậc Phật hoàn hảo sung mãn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.