thống về một Đại hội "lần thứ nhất" khác trong đó người ta đọc tất cả các kinh Đại
Thừa, do Bồ tát Mañjuśri chủ trì, và Đại hội này đã diễn ra trên cùng bình diện thực
tại giống như chính các kinh lần đầu tiên được Thích Ca Mâu Ni mạc khải. Tuy nhiên,
những chứng cớ về ngôn ngữ, văn bản, xã hội, và đôi khi về học thuyết do chính
những kinh cung cấp cho thấy việc soạn tác ở một thời muộn hơn, và điều có tính
quyết định nhất, là những kinh này minh nhiên phê bình một số giáo lý và thực hành
của Tiểu Thừa mà rõ ràng chúng thấy là đã có trước chúng.
Có thể suy diễn ra nhiều yếu tố để giải thích sự xuất hiện của những "kinh" mới này.
Trước hết, có khả năng các kinh Đại Thừa ghi lại thực sự những lời dạy của Đức Phật
lịch sử mà Tam Tạng không ghi lại, và chỉ bắt đầu thấy rõ nhiều thế kỷ sau khi Đức
Phật qua đời. Câu chuyện về Purāṇa ở Đại hội lần thứ nhất gợi ý cho thấy một cách
mà điều này có thể đã xảy ra. Khả năng còn lại là việc viết thành văn bản như một
phương tiện để bảo tồn lời dạy của Phật vào khoảng thời kỳ này (vḍ., Tam Tạng Pāli
được viết năm 17 trước CN.) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phổ
biến những bài giảng xa lạ đối với Tam Tạng, dù chúng có thực sự phát xuất từ chính
Đức Phật hay không. Thứ hai, nhiều kinh Đại Thừa liên quan tới những kinh nghiệm
thiền định sâu xa, và ít là có một kinh, kinh Pratyutpanna Sūtra, dạy một kiểu thiền
định samādhi có thể làm cho người ta thấy một hay nhiều vị Phật, nghe họ giảng dạy,
và sau đó người ta sẽ có thể truyền đạt lời giảng dạy ấy cho người khác
(120)
. Thứ ba,
trong Đại Thừa, nguyên tắc để một điều gì đó có thể được coi là một lời nói của Giáo
pháp thì rộng rãi hơn nhiều. Śāntideva trích dẫn kinh Adhyāśayasaỵcodana Sūtra về
bốn tính chất của một lời giảng dạy chứng minh nó là lời của Phật:
a) Nó phải liên quan tới chân lý;
b) Nó phải liên quan tới Giáo pháp;
c) Nó phải giúp người ta từ bỏ những thói hư tật xấu;
d) Nó phải phản ánh những tính chất của Niết bàn, chứ không phải của luân hồi
(121)
.
Thay vì coi kinh điển như đã kết thúc không còn gì để thêm vào nữa, giống như Tam
Tạng được coi như kết thúc ở Đại hội lần thứ nhất, Đại Thừa rõ ràng chấp nhận một
thái độ rộng mở, sẵn sàng đón nhận mọi lời giảng dạy nào hiệu quả - tự nó là phản
ánh học thuyết mới về upāya, "phương tiện [hiệu quả]" (xem dưới đây).
Khoảng 600 kinh Đại Thừa còn tồn tại tới ngày nay, bằng tiếng Phạn hay bằng những
bản dịch Tây Tạng và Trung Hoa. Sau đây là khái quát những nhóm kinh khác nhau
được tập hợp thành nhóm dựa theo bản chất những lời giảng dạy của các kinh, nhưng
cũng cần nhớ rằng, những lối phân nhóm này không phải tự nhiên, và nhiều kinh
không thể xếp riêng vào một nhóm nào, mà thích hợp hơn nên kể nó vào loại chung
"Đại Thừa".
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā Sūtra)