Những yāna trước chỉ là những upāya, là những sự thích nghi mà Phật đã sử dụng cho
phù hợp với khả năng và mức độ phát triển thiêng liêng của những cá nhân khác nhau.
Trong số những lí do khiến cho kinh này trở thành phổ biến, phải kể đến việc sử dụng
rất dồi dào và mạnh mẽ các dụ ngôn để minh hoạ upāya và ekayāna. Người ta cho
rằng những người ca ngợi và phổ biến kinh này nhận được nhiều lợi ích to lớn, và ở
Trung Hoa và Nhật Bản, người ta cho rằng kinh này có quyền lực thần thông.
Khi vị Phật Prabhūtaratna xưa xuất hiện, ở chương 11, Ngài tỏ lộ rằng kinh này không
phải mới, nhưng đã thường xuyên được giảng dạy trong các thế đại trước. Sự xuất
hiện của Ngài cũng chứng tỏ rằng nhiều vị Phật có thể cùng hiện hữu trong một thời
và tại một nơi, ngược với quan điểm trước kia rằng chỉ có một vị Phật có thể xuất hiện
tại một nơi trong cùng một lúc. Nó cũng khẳng định rằng một vị Phật sau khi nhập
Niết bàn thì vẫn có thể gặp được, vì Phật Prabhūtaratna đã chết từ nhiều thế đại trước.
Điều này chứng minh rằng ngay cả sự viên tịch của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là
một upāya. Trong thực tế, tuổi thọ của Ngài dài không thể tưởng tượng nổi, vì Ngài
đã thu tích được vô vàn công đức qua vô số những kiếp sống đã qua của Ngài.
Kinh Sukhāvatī-vyūha Sūtra
Tiểu Kinh Tịnh Độ (Sukhāvatī-vyūha Sūtra) mô tả và cắt nghĩa về nguồn gốc của Tịnh
Độ (Pure Land) của Phật A Di Đà vô lượng quang, "sự Rực rỡ vô biên", Ngài cũng
được nhắc tới trong kinh Lotus và Pratyutpaññā Sūtras. Trong Đại Kinh Tịnh
Độ (Sukhāvatī Sūtra), vị Bồ tát Dharmākara tuyên bốn mươi sáu lời thề, trong đó
Ngài cam kết xây dựng một miền đất thanh tịnh để cho chúng sinh có thể thực hành
Phật pháp một cách hết sức dễ dàng. Đất này được gọi là Sukhāvatī, "cực lạc", được
mô tả hết sức chi tiết, có vẻ như kinh này được soạn để dùng làm cẩm nang suy niệm
thị kiến, và cũng gây một ấn tượng về một thế giới thần thông với sự hoan lạc về âm
thanh và hình ảnh. Dharmākara, lúc này đã trở thành Phật A Di Đà, chủ trì đất này,
trong đó chúng sinh chỉ cần tôn sùng Ngài là có thể được sinh ra trên đời này. Điều
này có thể được, bởi vì bây giờ Ngài chuyển sang cho họ những công đức bao la mà
Ngài đã thu tích được qua việc thực hiện các lời thề của Ngài. Những ai muốn tái sinh
trên đất này phải sống một đời sống thanh tịnh, phải luôn tưởng nhớ đến A Di Đà, ca
ngợi Ngài, kể lại những nhân đức của Ngài, và lặp đi lặp lại tên của Ngài. Họ phải tin
vững vào hiệu quả lời thề của Ngài, và phải hình dung ra Ngài trong Đất Thanh Tịnh
của Ngài. Shukhāvatī cung cấp cho họ những điều kiện tốt nhất cho việc thực hành
siêu nhiên, nhờ đó bảo đảm được Giác ngộ.
Các kinh Tịnh Độ rất phổ biến ở Kashmir và Trung Á, có lẽ là nơi những kinh này đã
phát xuất. Các kinh này được truyền sang Trung Hoa từ rất sớm (kinh dài nhất được
dịch sang tiếng Trung Hoa năm 223 CN.), tại đây nó đã có một ảnh hưởng lớn, và tạo
thành cơ sở cho trường phái Thanh Tú. Phật A Di Đà được nhắc đến ở thế kỷ II