ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 68

trình bày những học thuyết khác nhau và thậm chí có vẻ mâu thuẫn nhau. Hơn nữa,
nhiều kinh rõ ràng là những tác phẩm kết hợp, được soạn tác qua nhiều thế kỷ, và bản
văn cuối cùng được hình thành bởi những tầng chất liệu của những thời đại khác
nhau, và đôi khi có những quan điểm khác nhau, khiến cho mỗi kinh không nhất thiết
trình bày một học thuyết nhất quán, thống nhất. Hậu quả của tình trạng này là sự phát
sinh những truyền thống diễn giải khác nhau để cắt nghĩa học thuyết của các bản văn
mới, và những truyền thống nào nhất quán hơn sẽ tạo thành những trường phái riêng
biệt

(118)

.

Các kinh mới đã xuất hiện qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ I trước CN. tới ít là giữa thiên
niên kỷ thứ nhất của công nguyên. Tất cả những kinh Đại Thừa cổ xưa nhất được soạn
bằng ngôn ngữ Ấn-Āryan Trung (Middle Indo-Aryan - MIA), về sau được Phạn hóa,
có thể là dưới ảnh hưởng của triều đại Gupta (khoảng 320-540 CN.), là triều đại chọn
tiếng Phạn làm ngôn ngữ chính thức. Những phần cổ xưa hơn bằng văn vần của các
kinh này còn tồn tại bằng ngôn ngữ kết hợp MIA/Phạn. Những bản văn muộn nhất
được viết hoàn toàn bằng tiếng Phạn bình thường. Không có kinh điển riêng của Đại
Thừa để đối chiếu với Tam Tạng của các trường phái ngoài Đại Thừa, vì bản chất
giáo huấn của Đại Thừa là đại đồng chứ không độc quyền. Vì vậy ngoài các kinh của
mình, Đại Thừa cũng chấp nhận và kính trọng tất cả các kinh của bộ Tam Tạng.
Trong một số kinh của Đại Thừa có nhắc đến mười hai thể loại Kinh (aṅgas), mà có
thể dựa theo đó Tam Tạng đã được tổ chức trong hình thức nguyên thủy của nó.

Nhiều kinh của Đại Thừa được mô tả là Kinh Phương Quảng (vaipulya), nghĩa là "mở
rộng", theo nghĩa là chúng thường dài hơn rất nhiều so với những kinh dài nhất của
Tam Tạng, và cũng theo nghĩa chúng hàm chứa một viễn tượng toàn diện về Giáo
pháp. Chúng ta không biết rõ những bản văn này nguyên thủy đã được truyền miệng
hay được soạn tác thành văn. Có thể là, do những bản văn này rất dài, mỗi Tỳ khưu
chỉ có thể nhớ được một hay hai trong số những sưu tập này, khác với những sưu tập
đầy đủ của Tam Tạng mà các bhāṇakas của các trường phái ngoài Đại Thừa có thể
đọc thuộc lòng. Giống như các Tam Tạng, các kinh Đại Thừa đã tạo ra những tác
phẩm bình luận được viết cả ở Ấn Độ lẫn những nước khác

(119)

.

Nguồn Gốc

Truyền thống Đại Thừa luôn luôn nhất trí rằng, tuy có những khác biệt về sự nhấn
mạnh giữa các kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa, nhưng tất cả đều được chính Đức Thích
Ca Mâu Ni của lịch sử giảng dạy. Trong khi các kinh của Tam Tạng được chấp nhận
như là giảng theo lối hiểu của những con người bình thường, thì các kinh Đại Thừa
được cho là giảng trên một bình diện hiện hữu tinh tế, cao quý hơn, cho một thành
phần thính giả gồm những thần thánh, những môn đệ tiến bộ nhất của Đức Phật, và
những vị Bồ tát ở các hành tinh khác như Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśri), Quán Thế Âm
(Avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāpta). Thậm chí cũng có một truyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.