của luật. Ngay cả ngày nay, các Phật tử Tây Tạng tất cả đều theo giáo lý Đại Thừa,
nhưng họ đều giữ luật Vinaya của trường phái Mūla-Sarvāstivādin.
Ngoài việc thờ những vị Phật và Bồ tát mới, hình như Đại Thừa thời kỳ đầu cũng thờ
các kinh Sūtra mới. Nhiều kinh Sūtra xưa có những đoạn trong đó người nghe được
khuyến khích thờ kinh, dùng hương, cờ, và chuông, giống như đối với việc thờ tháp
stūpa (115).. Trên bình diện tổ chức, hình như từ đầu, Đại Thừa là một hình thức liên
minh không chính thức giữa những người tôn thờ những kinh mà họ yêu mến, trong
những cuộc hội họp họ đọc, học, và thờ các kinh riêng của họ.
Các kinh Đại Thừa vẽ lên một bức tranh cho thấy họ đã được phổ biến rộng rãi, để nói
rằng phong trào này đã thành công lớn và mau chóng giành được sự ủng hộ của mọi
người, trừ những người có tinh thần cố chấp và thiển cận nhất. Nhưng sự thực có thể
không hoàn toàn như thế. Như đã nhắc tới ở trên, không có chứng cớ cho thấy nó
được giới thế tục ủng hộ trước thế kỷ VI, hay đã có người tự nhận mình là Đại Thừa
trước thế kỷ IV. Những người Trung Hoa hành hương tới Ấn Độ từ thế kỷ V tới giữa
thế kỷ VII đã nhận xét rằng đa số các Tỳ khưu tại đây đều thuộc trường phái Tiểu
Thừa. Nhà sử học Tây Tạng ở thế kỷ XIV, Tārānātha, ghi nhận rằng phần lớn Phật tử
Ấn Độ bác bỏ giá trị kinh điển của các kinh Đại Thừa, với lý do những kinh này
không có trong Tam Tạng, và vì thế không thể là lời dạy của Phật
(116)
.
Có thể là dần dần chúng ta sẽ phải thấy Đại Thừa ở chính Ấn Độ như một mối quan
tâm chủ yếu trong giới Tỳ khưu, giới hạn vào một thiểu số Tỳ khưu nào đó mà thôi.
Nhưng Đại Thừa đã đạt những thành công lớn nhất ở ngoài Ấn Độ, khi nó bành
trướng qua ngả Trung Á đến Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản, là những
nơi nó có khả năng hoàn toàn thay thế vị trí của các trường phái ngoài Đại Thừa.
-----*-----
12
CÁC KINH ĐẠI THỪA – KINH ĐIỂN MỚI
N
ét đặc trưng phổ biến nhất về sự xuất hiện và phát triển về sau của phái Đại Thừa
là việc biên soạn rất nhiều kinh Sūtra để dạy những học thuyết Đại Thừa, và đề cao lý
tưởng tôn giáo mới của Đại Thừa, vị Bồ tát. Khác với các kinh trong Tam Tạng mà
phần lớn có tính chất lịch sử, các kinh Đại Thừa có khuynh hướng hoặc dài dòng và
trừu tượng, hoặc vẽ lại một thế giới thần thông của các nhân vật mẫu mực lí tưởng
tách rời với thời gian và không gian lịch sử, và khêu gợi mạnh trí tưởng tượng thiêng
liêng, mà các kinh này khai triển và biến đổi bằng những câu chuyện thị kiến
(117)
.
Kinh điển mới không tạo thành một tập hợp học thuyết thuần nhất và hệ thống; nhưng