được mô tả là phái Đại Thừa, và có thể là ở nhiều nơi, việc thực
hành buddhānusmqti, niệm Phật, được khuyến khích như là một liều thuốc giải chống
lại sự sợ hãi
(113)
.
Các kinh Đại Thừa rõ ràng đánh giá lại những vai trò tương quan giữa người hành đạo
xuất gia và những người thế tục, cho thấy rõ rằng phong trào mới này ít nhấn mạnh ở
danh nghĩa là một người xuất gia như điều kiện tiên quyết để trở thành Bồ Tát. Điều
này được gợi ý từ những dẫn chứng thường xuyên về những con người thế tục, đôi khi
là phụ nữ, đã đạt tới những mức độ cao, và đạt tột đỉnh nơi nhân vật Duy-ma-cật
(Vimalakīrti), một vị Bồ tát tại gia vượt lên trên tất cả những śrāvakas và cả những vị
Bồ tát mẫu mực nữa. Nguyên tắc ở đây có lẽ là việc đạt bậc thánh không bị giới hạn
hay xác định bởi địa vị hay vai trò chính thức mà người ta có trong Tăng Già.
Tuy nhiên, điều này không nhằm công nhận Đại Thừa là do các tục nhân khỏi xướng,
như thường được khẳng định như vậy, đặc biệt nơi các học giả Nhật Bản. Điều như
vậy không thể xẩy ra được vì những cải cách đổi mới xuất hiện nơi Phái Đại Thừa
luôn luôn có liên đới với các nhà sư. Nhân vật đề xuất vĩ đại các Kinh Bát nhã Ba-la-
mật-đa (Perfection of Wisdom) này chính là nhà sư tên là Long Thọ – ngrjuna , và
ngay cả khi có người đặt vấn đề về tính chính xác nơi những bản kinh mới, thì việc
buộc tội cũng không bao giờ nhắm vào những sáng tạo phàm tục. Có một bằng chứng
khắc trên đá không thấy ám chỉ bất kỳ một bảo trợ đáng kể nào thuộc phần người đời
có dụng ý tham gia vào phong trào Đại Thừa này, mãi cho đến thế kỷ thứ sáu sau CN,
tức là sáu trăm năm sau ngày Các Kinh Đại Thừa được biên soạn, vào thời điểm, tính
theo cách sắp xếp các nghiên cứu niên đại qui ước cho thấy, trường phái Kim Cương
Thừa (Vajrayana) đã thế chỗ Trường Phái Đại Thừa. Không có bằng chứng nào cho
thấy Trường Phái Đại Thừa đã toan tính phỉ báng hay loại bỏ cách sống tu trì (như
một số người thường cho rằng việc này có liên quan đến một cuộc 'chống đối' của
nhân tố người đời ở đây. Nếu như điều này ghi lại được bất kỳ điều gì thuộc quan
điểm chánh đạo khổ hạnh hơn, thì đó cũng chỉ là những lời phê phán được lặp đi lặp
lại về những nhà sư nào quay trở lại với đời sống ngoài đời. Như trong Tam Tạng
Kinh thuộc các trường phái ngoài Đai Thừa, những Kinh gồm cả những người đối
thoại phàm tục lẫn các vị ẩn sĩ. Và những giáo lý dành cho các cộng đoàn người cư sĩ
lẫn người xuất gia (thí dụ: Kinh Ugradattapariprccha và Upalipaiprccha) Các Kinh
Phật thuộc phái Đại Thừa rõ ràng là sản phẩm chỉ xuất hiện nơi bối cảnh tu trì mà
thôi. Đặc biệt các kinh có liên quan đến hành thiền như đã nhắc đến ở trên, vì những
cuộc hành thiền tập trung cao độ chắc chắn chỉ là đặc ân thấy nơi các vị chuyên viên
đã thoát khỏi mọi ràng buộc trách nhiệm gia đình. Tuy nhiên, rõ ràng những vị sư này
đã có tầm nhìn phát triển tâm linh, vượt lên hẳn những thói hình thức tu hành, và rất
có thể điều này có liên quan đến với trào lưu rõ ràng nơi một số các trường phái thời
ban đầu đã đặt vấn đề về thân phận một vị A-la-hán.