T
rong những thế kỷ trước và sau khởi đầu của công nguyên, đã bắt đầu xuất hiện
những học thuyết phê bình các khía cạnh của Phật giáo của các trường phái Nguyên
thủy, và đưa vào những quan tâm tôn giáo mới riêng của họ. Dưới góc nhìn thời nay,
không thể nào biết được chính xác bối cảnh của những sự tiến triển này, ngoài sự kiện
chúng được lồng vào những kinh mới không thuộc về Tam Tạng của các trường phái
thời kỳ đầu. Dần dần, phong trào mới này tự gọi mình là Mahāyāna, có nghĩa là "Đại
Đạo", bằng cách đối lập với những trường phái không phải Mahāyāna mà họ gán cho
cái tên gọi là Hīnayāna, nghĩa là "Tiểu Đạo hay Hạ Đạo". (Từ yāna cũng thường được
hiểu với nghĩa là "cỗ xe". Nghĩa này cũng thích hợp, nhưng trong kinh Saddharma-
puṇḍarīka Sūtra của Mahāyāna thời kỳ đầu, rõ ràng yāna được hiểu theo nghĩa rộng là
"đường", hay "đạo". Có lẽ sự lẫn lộn này đã bắt nguồn từ những bản dịch tiếng Trung
Hoa của Saddharma-puṇḍarīka Sūtra
(104)
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa) [*] Phái Đại
Thừa cho rằng những mục tiêu và ước vọng của các trường phái ngoài Đại Thừa - đạt
sự giải thoát cá nhân và bậc A La Hán - là ích kỷ và thiếu sót, và họ thay thế bằng sự
nhấn mạnh triệt để vào sự vị tha và Giác ngộ hoàn toàn, trở thành Bồ tát, và trở thành
một vị Phật toàn giác để có thể cứu độ chúng sinh.
[*] Ngoại trừ đoạn này của tác giả, tất cả các chỗ khác trong bản dịch này vẫn dùng
tên gọi "Đại thừa" để dịch Mahàyàna, và "Tiểu thừa" để dịch Hìnayàna, theo lối nói
thông dụng tại Việt Nam (người dịch).
Tuy nhiên, việc tự đặt tên cho phái của mình là "Đại Thừa" không phải đã xuất hiện
ngay từ đầu. Những đoạn văn cổ xưa nhất của kinh Saddharma-
puṇḍarīka và Aṣṭasāhasrikā-Prajñāpāramitā Sūtra không có một số thuật ngữ Đại
Thừa trọng yếu
(105)
, và những kinh Vajracchedikā và Kāśyapa-parivata không nhắc
đến lý tưởng Bồ tát
(106)
. Kinh Ajitasena Sūtra được xem là một kinh tiền - Đại
Thừa
(107)
, mô tả một śrāvaka và một bà già giặt quần áo cùng được tiên báo sẽ trở
thành Phật toàn giác, và trong suốt kinh này không hề có chỗ nào phê bình các lí
tưởng thiêng liêng của các trường phái ngoài Đại Thừa, cũng không hề nhắc tới từ
Mahāyāna. Nhìn chung, các chứng cớ trong văn bản cũng như trên các bia khắc đều
không cho thấy tên gọi Mahāyāna được thịnh hành trước thế kỷ IV.
(108)
Nhưng những
bản văn cổ xưa này cho thấy ba lãnh vực đặc trưng cho những mối quan tâm riêng của
phái Đại Thừa, đó là: lập trường giáo lý và những việc thực hành của các trường phái
Abdhidharma, sự thay đổi thân phận của Đức Phật, và mối tương quan giữa thân phận
của người xuất gia và người phàm trong việc đạt giác ngộ - từng điểm một đều là
những câu trả lời cho những xu hướng phát triển được thấy rõ trong những trường
phái ban đầu.
Trong số các kinh cổ xưa nhất của Đại Thừa, các kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Perfection
of Wisdom) đả kích quan điểm được gán cho những người theo Vi Diệu Pháp (và có
lẽ là một ám chỉ trực tiếp tới thuyết sarvam asti của phái Sarvāstivādin
(109)
), vì quan