ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 64

điểm này cho rằng các dharmas của Vi Diệu Pháp có một loại hiện hữu tối hậu, theo
nghĩa là chúng biểu trưng cho những yếu tố thường hằng và không thể giản lược, từ
đó phát sinh các sự vật của thế giới kinh nghiệm. Trọng tâm của cuộc tranh luận này
là khái niệm svabhāva, "tự tánh hay bản thể" mà Vi Diệu Pháp dùng để nói về đặc
tính độc đáo xác định các dharmas. Kinh Bát-nhã mở rộng ý nghĩa "đặc tính xác định"
của thuật ngữ svabhāva này để hiểu nó đồng nghĩa với "hiện hữu nội tại", nghĩa là
hiện hữu thường hằng, tối hậu. Hiểu như thế, svabhāva không chỉ trở thành một khái
niệm chuyên môn của Vi Diệu Pháp, mà còn là một tóm lược các quan điểm thông
thường về sự thường hằng và hữu ngã trong thế giới. Phê bình này lập luận rằng, mặc
dù Vi Diệu Pháp cho rằng nó đã đạt tới chân lí tối thượng bằng việc phân tích mọi
kinh nghiệm thành những yếu tố cấu thành nó là những dharmas, trong thực tế Vi
Diệu Pháp đã rơi vào cùng một sai lầm giống như con người không giác ngộ, vì nó
gán cho những dharmas này một sự hiện hữu thường hằng, tối hậu. Nếu như Vi Diệu
Pháp dạy về pudgalanairātmya, "nhân không hay con người không có bản ngã" thế
nào, thì Kinh Bát-nhã cũng dạy về dharmaśūnyatā, "sự trống rỗng của dharma" như
thế.

Ngoài ra, Vi Diệu Pháp có vẻ như khai triển một khái niệm tương đối tiêu cực về Niết
bàn. Điều này được biểu hiện qua việc coi sự thực hành kinh nghiệm thiêng liêng một
cách khá hẹp hòi và không phù hợp với cảm xúc, loại bỏ khả năng tiến bộ thiêng liêng
qua sự tương tác cá nhân và sự mộ đạo

(110)

- mặc dù trong kinh điển Pāli có nhiều gợi

ý rằng những việc này nguyên thủy rất quan trọng. Hơn nữa, Vi Diệu Pháp thời kỳ sau
tạo ấn tượng rằng chỉ cần thấu triệt được con số các yếu tố cũng được coi là đạt được
trí tuệ thiêng liêng

(111)

. Vì thế Đại Thừa nhấn mạnh về sự "hoàn thiện" trí tuệ, sự

thành đạt trí tuệ, là điều hoàn toàn siêu vượt trí tuệ của Vi Diệu Pháp.

Người ta thấy rõ rằng bản tính của Độc giác và của Phật Bảo là một vấn đề được quan
tâm và tranh cãi trong các trường phái ngoài Đại Thừa. Nhiều kinh Đại Thừa làm
chứng về những ước vọng sâu xa của nhiều Phật tử là được thấy các vị Phật, dù là
Phật Thích Ca Mâu Ni hay những vị Phật khác sau này. Sự phát triển này rõ ràng có
liên quan tới những trường phái thiền ở Kashmir và Trung Á, từ đó có thể đã phát sinh
những ý tưởng về các vị Phật "Thiền" và Bồ tát. Các kinh Đại Thừa mới trình bày một
số hình thức thực hành thiêng liêng xoay quanh việc tôn sùng những vị Phật và Bồ tát
lý tưởng mới này

(112)

. Bối cảnh lịch sử của thời kỳ phát sinh Đại Thừa này là một thời

kỳ chính trị đầy rối loạn và nhiễu nhương ở miền Bắc Ấn Độ. Các cuộc ngược đãi
Phật giáo của Puṣyamitra Śuṅga (183-147 trước CN.) được tiếp nối bằng những cuộc
xâm lăng liên tục từ phía Tây Bắc, bắt đầu là cuộc xâm lăng của những người Śakas
(khoảng 90 trước CN.). Vua Kaniṣka là một vị vua bảo trợ Phật giáo, đã giành được
quyền kiểm soát vương quốc ở phía Tây Bắc từng được thiết lập bởi làn sóng xâm
lăng thứ hai bắt đầu vào đầu thế kỷ I CN. Có thể chắc là tình trạng bất ổn định và
thiếu an toàn của thời kỳ này đã góp phần làm phát sinh những hình thức tôn giáo mới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.