các Vibhāṣa, tức các tác phẩm tóm lược kinh của trường phái Vaibhāṣika-
Sarvāstivādin. Sự đối kháng này ngày càng trở nên sâu đậm cho tới khi thầy
Vasubandhu ở thế kỷ IV viết tác phẩm nổi tiếng Abhidharmakośa, trong đó, ở những
đoạn bằng thơ, thầy nêu lên học thuyết Vaibhāṣika như thầy đã học được nơi sư phụ
của mình là Saṅghabhadra. Trong phần chú giải bằng văn xuôi các đoạn thơ nói trên,
thầy phê bình học thuyết này từ một quan điểm của trường phái Sautrāntika. Có vẻ
như thầy rất thành công với các phê bình của mình đến nỗi rốt cuộc trường phái
xVaibhāṣika đã biến mất, tuy những chủ điểm của nó vẫn còn được học tại các trường
tu viện vì giá trị nội tại của chúng. Từ đó về sau, tác phẩm của Vasubandhu được coi
là một sách giáo khoa chính thức về Abhidharma, trình bày những triết lý của cả
phái Sarvāstivādin và Sautrāntika, và là điểm tập trung chú ý chính cho các trường
phái Đại Thừa trong lãnh vực này, và vẫn còn là như thế trong các trường Phật giáo
Tây Tạng ngày nay. Cũng cần vạch ra rằng, mặc dù một số trường phái chắc chắn bác
bỏ những khảo luận của Abdhidharma như là sách kinh điển và vì thế không có luận
tạng, nhưng họ vẫn có những khảo luận hay sách giáo khoa không kinh điển của riêng
họ và những sách này cũng có chức năng giống như thế.
b) Cũng có những trường phái, tuy có thể tạm thời chấp nhận phân tích về
pháp, nhưng phủ nhận ý tưởng rằng những pháp này là hiện thực hay tối hậu. Trong
số những trường phái này, có thể kể trường phái Pīrvaśaila (một trường phái phát sinh
từ phái Mahāsaṅghika), là trường phái chủ trương cái gọi là một quan
điểm dharmaśūnyatā trong kinh Lokānuvartana Sūtra
(102)
của mình. Thuật
ngữ dharmaśūnyatā, "pháp không hay tính trống rỗng của mọi sự vật hiện tượng"
được dùng để chỉ rằng, cũng giống như các vật thể thông thường trong thế giới phải
được coi là những vật vô ngã, svabhāvaśūnya, thì những dharmas của phân tích
Abhidharma cũng phải được coi như thế. Vì vậy, các pháp không thể được coi là
những hiện thể tối hậu. Các học thuyết về Dharmaśūnyatā cũng xuất hiện trong tác
phẩm thuộc trường phái Mahāsaṅghika là Thành Thành Luận (Satyasiddhi-
śāstra) của Harivarman (thế kỷ III)
(103)
.
Sự kiện có những bất đồng ý kiến về giá trị việc phân tích của Abhidharma, và sự kiện
lý thuyết về các "pháp hiện thực" bị một số nhà Phật học bác bỏ, là những sự kiện có
ý nghĩa lớn đối với lịch sử phôi thai của Đại Thừa.
-----*-----
11
NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI THỪA