phần bảy thời gian của sắc pháp. Vì lý do này, chúng ta thường đồng hóa "bản ngã"
với thân xác, vì có vẻ nó thường hằng hơn những trạng thái tâm linh thóang qua của
chúng ta. Các pháp có thể được mô tả như là những lực độc nhất, sơ đẳng tạo thành
hay làm cơ cở cho dòng chảy của thế giới thông thường. Vi Diệu Pháp Abhidharma
khai triển một khái niệm có tên là svabhāva, theo đó mỗi loại và mọi loại pháp đều
khác với mỗi loại dharma khác do việc nó sở hữu những đặc tính xác định độc đáo.
Mỗi dharma đều có svabhāva, "tự tính" hay "hữu thể" riêng của nó - là bản thể nhờ đó
nó khác với mọi dharmas khác. Sự khác biệt này có tính chức năng - bản thể của
mỗi dharma được xác định do cái nó làm. Như thế đặc tính xác định của một sắc
pháp (rūpa dharma) là hành động của nó kháng cự lại nhận thức chủ quan của chúng
ta, nghĩa là "tính vật thể" của nó. "Tính vật thể" này có bốn hình thức sơ đẳng: cứng,
lỏng, nóng, và rung, được ghi nhận bằng những từ đất, nước, lửa, và khí. Trực giác
của Abhidharma là: những sự vật thông thường của thế giới hằng ngày, như các chiếc
bình và cục đá, không có svabhāva bởi vì chúng chỉ là những cấu trúc của tâm thức
được phóng chiếu một cách sai lạc lên những dharmas "thực" là cái ẩn bên dưới hiện
tượng phức tạp ở bề ngoài.
Trong khi gắn liền sự phân tích này với lối hiểu thông thường của chúng ta về việc
thực hành thiêng liêng, mục đích của sự phân tích này là làm cho các tăng ni phát triển
khả năng thường xuyên phân tích kinh nghiệm thành những các pháp dharmas như
thế. Những mục tiêu chính mà sự phân tích quyết liệt này nhắm vào là khuynh hướng
thâm căn cố đế nhưng đầy ảo tưởng của một người muốn kinh nghiệm về bản thân
mình như là một thực thể cố định và không thay đổi cùng với lòng ham muốn và căm
ghét mà khuynh hướng này kèm theo. Khuynh hướng này được coi là nguyên nhân đệ
nhất của mọi đau khổ trên thế giới, và chức năng chính của việc thực hành thiêng
liêng Phật giáo là việc khử trừ sự đau khổ này. Vì vậy, khi các chuyên gia
Abhidharma phân tích thế giới mà họ tri giác (gồm cả con người của họ) thành những
hiện thể tối hậu gọi là dharmas, họ đứng trước sự kiện là không hề có một thực thể
thường hằng và cố định gọi là "một người". Prajñā hay trí tuệ này, mục tiêu tiên quyết
của phân tích của Abhidharma được gọi là pudgalanairātmya, "sự vô ngã nơi con
người". Rồi điều này sẽ giúp họ nhìn thấy sự vật đúng theo bản chất của sự vật, trong
khi họ xoá sạch được sự dốt nát và khử trừ được lòng ham muốn và căm ghét.
* Các Trường Phái Bác Bỏ Vi Diệu Pháp Abhidharma
Không phải mọi trường phái ngoài Đại Thừa đều chấp nhận kế hoạch của
Abhidharma. Hình như có hai lý do cho sự bác bỏ này:
a) Trường phái Sautrāntika bác bỏ lời tuyên bố rằng Abhidharma có thẩm quyền tối
thượng. Tên của trường phái này có nghĩa là "Sūtra là tối hậu", ngụ ý rằng theo họ,
không có gì được gọi là kinh điển sau Tạng kinh, tức Tạng thứ hai. Thực ra, nguồn
gốc của trường phái Sautrāntika nằm ở việc phủ nhận việc mở rộng không ngừng