ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 60

3) Vijñānakāya, "sưu tập về thức" của Devaśarman - liên quan tới việc xác nhận các
học thuyết Sarvāstivādin về hiện hữu quá khứ và tương lai của
các dharmas, anātman (vô ngã).

4) Dharmaskandha, "các yếu tố chất đống" của Śāriputra - trình bày các kleśas,
āyatanas,
skandhas, và các việc thực hành cần thiết để đạt bậc A La Hán.

5) Prajñaptiśāstra, "khảo luận về các cách gọi tên" của Maudgalyāyāna - trình bày sự
phát sinh các sự kiện tâm thức, và vũ trụ luận.

6) Dhātukaya, "sưu tập các yếu tố" của Pūrṇa - trình bày các sự kiện tâm thức tiêu cực
và thường hằng.

7) Saṅgītiparyāya, "cách thức sắp đặt các sự vật để nhớ lại" của Mahākauṣṭhila (hay
Śāriputra) – bản chú giải về Saṅgīti Sūtra.

Các bản dịch riêng rẽ của các trường phái Dharmaguptaka, Pudgalavāda,
Mahāsaṅghika còn tồn tại trong các bản dịch bằng tiếng Trung Hoa.

* Các Phương Pháp Của Abhidharma

Khi Đức Phật phân tích về thế giới khả giác trong các kinh, Ngài đưa ra một sự phân
biệt cơ bản giữa các sự vật như chúng ta nhìn thấy (sự vật xuất hiện thế nào đối với
người không giác ngộ) và các sự vật hiện thực (sự vật thực sự là thế nào
- yathaàbhūta). Sự phân biệt này được nêu lên trong Abhidharma như là sự phân biệt
giữa hai chân lý: saỵvqti-satya - chân lý thông thường - kiểu sự vật xuất hiện,
paramārtha-satya - chân lý tối thượng, là đối tượng của yathā-bhūta-jñāna-
darśana,
"biết và thấy sự vật đúng theo bản chất thực của chúng". Kế hoạch của
Abhidharma là một cố gắng hệ thống hóa và phân tích mọi cái hiện hữu, thế giới của
nhận thức thông thường, để đưa chúng về những khối các hiện thể tối hậu gọi
dharmas, nhờ đó tỏ lộ cách thức mà các sự vật thực sự là thế nào. Dụng cụ để phân
tích là việc suy niệm và tư duy phân tích rõ ràng, sáng sủa. Chỉ những sự vật nào vượt
qua được sự phân tích bằng những dụng cụ này mới có thể coi là những hiện thể tối
hậu. Khi những "yếu tố" như thế được xác định, chúng được gọi là những dharmas
-
kết quả là có sự trùng lặp khá lẫn lộn về từ ngữ. Trong bối cảnh này, pháp là một cái
gì hiện thực, và nó được coi là hiện thực vì nó không thể giản lược được nữa. Nó
không thể giản lược là vì nó không được kết hợp bởi những thành phần, dù là thể chất
hay phẩm chất.

Chư pháp không phải những sự vật cố định, thường hằng, nhưng là những lực tạm
thời liên tục phát sinh trong một dòng chảy. Chúng hiện hữu trong một thời gian rất
ngắn, và trong thời gian đó chúng có sự hiện hữu thực sự. Tâm pháp kéo dài bằng một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.